Anh (chị) có nhận xét gì về giọng điệu trần thuật của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa? Đoạn văn (hoặc câu văn) nào để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất về vẻ đẹp văn xuôi Nguyễn Minh Châu?

a. Mỗi tác phẩm có thể có nhiều giọng điệu, nhưng thường mang một giọng điệu nổi trội nhất. Giọng điệu cất lên từ nét đặc sắc của các tình huống truyện, ở tác phẩm này, tình huống truyện mang tính phát hiện, nhận thức, nghĩa là đi từ lầm lẫn, ngộ nhận đến "bừng tỉnh", "giác ngộ", giọng điệu biến diễn khá linh hoạt. Khi trần thuật (qua ngôi kể của anh Phùng và suy nghĩ của anh Đẩu), giọng văn có lúc say sưa, hùng biện, lúc hài hước tự trào, khi trầm lắng suy tư.

Nổi bật trong tác phẩm là sắc thái suy tư, triết lí nên xuất hiện nhiều câu miêu tả, kể chuyện giàu chất trữ tình, nhịp chậm, ngữ điệu trầm, gợi những liên tưởng nhiều lo âu, day dứt, có tác dụng thông điệp, khơi gợi về cách cảm, cách nhìn cuộc sông nghiêm túc.

b. Đoạn văn (hoặc câu văn) có ấn tượng: nên dựa vào nét đặc sắc của giọng điệu tác phẩm để lựa chọn được đoạn (hoặc câu) văn có giá trị thẩm mĩ đích thực. Ví dụ:

- "Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về... chiếc thuyền đậu" (cuối đoạn một).

- "Không những trong bộ lịch năm ấy... đám đông" (phần kết truyện).

Những đoạn văn ấy đem lại ấn tượng vì góp phần dẫn dắt câu chuyện, khắc hoạ tính cách nhân vật và sâu sắc hơn cả là chúng thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc trước cuộc sống, tình cảm xót thương thấm thìa đôi với người lao động của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Những câu văn, đoạn văn ấy đánh thức trí tuệ và tâm hồn người đọc.

Chiếc thuyền ngoài biển

Leave a Reply