Anh (chị) có suy nghĩ về câu nói: “Việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn: buồn nản, thói hư và cùng túng” của Voltaire - đại văn hào nước Pháp

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. MỞ BÀI

- Voltaire là nhà văn, nhà thơ và triết gia nổi tiếng của Pháp vào thế kỉ XVIII.

- Suốt cuộc đời hoạt động, Voltaire tự gán cho mình nhiệm vụ đấu tranh cho tự do, công bằng, nhờ vậy mà ông có nhiều kinh nghiệm để đúc kết thành câu nói nổi tiếng. “việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn: buồn nản, thói hư và cùng túng”.

Việc làm xua đuổi sự buồn nản

II. THÂN BÀI

A. Giải thích và chứng minh

- Không có các từ khó, cũng không có nghĩa bóng. Câu văn là sự khẳng định ý nghĩa của việc làm, dĩ nhiên là việc làm hữu ích. Đối với Voltaire, có ba “mối hoạ lớn” trong đời người: “buồn nản, thói hư và cùng túng”. Và chỉ có việc làm mới xua đuổi chúng được. Tại sao?

- Làm việc hay hoạt động hữu ích là quy luật sống của xã hội: nhờ nó mà con người, xã hội phát triển.

- Có việc làm mới chứng tỏ sự sống vẫn còn tồn tại. Đó là quy luật.

1. Việc làm xua đuổi sự buồn nản

- Làm việc khiến cơ thể có được sự cân bằng cả thể chất lẫn tâm hồn, vui khi thành công, buồn khi thất bại và quyết chí thực hiện cho thành công.

- Ở không, cơ thể trở nên uể oải, tinh thần trở nên mệt mỏi, chán nản, không thấy một chút sinh thú ở đời.

- Buồn nản dễ sinh tư tưởng bi quan (học sinh không lấy việc học làm vui thì buồn chán, thi rớt...)

- Việc làm sẽ giết sầu muộn, sẽ làm con người trở nên yêu đời.

2. Việc làm xua đuổi các thói hư, tật xấu.

- Sách “Đại học” (thuộc bộ Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại học) có câu: “Tiểu nhân nhàn cư vi bất thiện”, không lao động sinh ra những việc làm không tốt.

- Buồn nản, không làm việc thì tìm trò giải trí để hết buồn: sinh ra cờ bạc, hút sách, rượu chè... đưa dến trộm cắp, cướp giật... tự đưa thân vào vòng tù tội. Ngạn ngữ Châu Âu có câu: “Ở không là mẹ của các tật xấu”.

Việc làm xua đuổi các thói hư, tật xấu

- Các cá nhân trong cộng đồng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: con cái mang ơn cha mẹ, nhà nông, thợ dệt, thầy thuốc, nhà giáo... “nợ nần” lẫn nhau. Làm việc là để trả món nợ ấy. Nguyễn Công Trứ khẳng định:

“Vòng trời đất ngang dọc, dọc ngang

Nợ tang bồng vay trả, trả vay”

- Đất nước, dân tộc đã lo cho mỗi người bằng cách tạo mối quan hệ mật thiết đó nên mỗi người phải làm việc để đáp lại.

- Nhờ vậy, vừa tránh thói hư, tật xấu, tù tội cho mỗi cá nhân vừa góp công để dân giàu nước mạnh. Pasteur, nhà bác học nổi tiếng đã từng nó: “Tôi thấy như phạm tội trộm cắp, nếu như ngày nào tôi ngừng làm việc”.

- Làm việc giúp ta có kinh nghiệm, tạo cho ta một nghị lực vững chắc, và có thể tạo ra một niềm vui mới.

3. Việc làm xua đuổi sự cùng túng:

- Tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Hoặc “Có làm thì mới có ăn; không dưng ai dễ đem phần đến cho”.

- Những người giàu có phần lớn là những người siêng năng làm việc.

- Bài thơ ngụ ngôn: “Con ve và con kiến” của La-phong-ten.

- Ngược lại không làm việc sẽ trở nên cùng túng. Bần cùng sinh đạo tặc. Nhiều người sẽ sa vào việc bán rẻ nhân phẩm để kiếm miếng ăn, có người chán đời, thất vọng đi đến kết liễu đời mình.

B. Bình

Câu nói vẫn đúng với cuộc sống hiện nay.

III. KẾT BÀI

- Con người sống thì phải làm việc bằng cả sinh lực của mình.

- Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất của một quốc gia, cần có chính sách kinh tế tạo việc làm cho người dân.

- Học sinh, sinh viên càng lấy việc học hành làm vui thì sẽ tránh được buồn nản, thói hư và không thể nào là người nghèo túng và đặc biệt là càng hoàn thiện nhân cách.

Leave a Reply