Anh (chị) hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”!

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Tìm hiểu đề bài.

1) Nội dung cần nghị luận không được nêu ra trực tiếp trong đề bài. Đề bài sử dụng lối nói ẩn dụ. Vì thế, để xác định được đúng nội dung nghị luận, cần hiểu rõ về những ẩn dụ đó. Chỉ khi hiểu được nội dung ẩn dụ mới xác định được vấn đề cần nghị luận và từ đó mới có khả năng định hướng đúng cho việc làm bài.

2) Đề bài thuộc kiểu nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí

3) Phạm vi tư liệu cần sử dụng tương đối rộng. Đó là tất cả những hiểu biết về thế giới, về con người trong văn học cũng như trong đời sống thường ngày.

4) Nội dung: Mãi mãi ghi nhớ công ơn những người đã tạo nên thành quả mà mình được hưởng.

* Nội dung cần đạt.

Uống nước nhớ nguồn

1) Giải thích các khái niệm.

- Nguồn: Nguồn là nơi xuất phát của dòng nước; dòng nước bao giờ cũng phải bắt đầu từ một nguồn nhất định, không có nguồn thì không bao giờ có dòng nước.

- Uống nước: Thừa hưởng thành quả, thừa hưởng công sức của người khác.

- Nhớ nguồn: Khi hưởng thành quả, hưởng công sức của người khác phải luôn luôn biết nhớ đến công sức của họ và phải đền đáp công lao cho những người đã đem lại thành quả mà ta đang được hưởng.

- Đạo lí uống nước nhớ nguồn bao hàm các nội dung sau:

+ Giữ gìn, bảo vệ, trân trọng những thành quả đã được tạo thành.

+ Góp phần làm phong phú thêm, giàu có thêm những thành quả đó.

2) Bình luận: Uống nước nhớ nguồn là đạo lí của cuộc sống.

- Câu tục ngữ nêu lên một hình ảnh hay, giàu ý nghĩa:

+ Dòng nước nào cũng có nguồn. Bởi vậy, uống nước phải nhớ nguồn cũng là lẽ tự nhiên của con người, phải biết chăm lo gìn giữ cho cuộc sống lâu dài, không để cội nguồn vơi cạn.

+ Lẽ tự nhiên đó cũng là nền tảng đạo lí làm người. Việc đền ơn, đáp nghĩa là việc làm đẹp, có tính chất truyền thống của dân tộc ta, nó giúp con người gần gũi với nhau hơn, sống có trách nhiệm với nhau hơn.

- Giữ gìn và phát huy thành quả của người đi trước là trách nhiệm của mọi thế hệ đi sau.

Leave a Reply