Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau đây: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục - 2012, trang 88)

Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau đây:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục - 2012, trang 88)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Trên cơ sở nắm chắc tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng, học sinh phải phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào, đồng chí.

- Hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến.

Nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc

2. Phân tích đoạn thơ: Học sinh có thể lựa chọn cách phân tích phù hợp đề bày tỏ cảm nhận của riêng mình về đoạn thơ, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau đây:

- Nội dung bao trùm đoạn thơ: Hoài niệm thiết tha về một thời Tây Tiến.

+ Nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc: Hùng vĩ, hiểm trở (phân tích dẫn chứng), hoang dại, bí hiểm (phân tích dẫn chứng), thơ mộng (phân tích dẫn chứng)...

+ Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến: Hành trình vát vả, gian truân nhưng vẫn hóm hỉnh lạc quan, mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của Tây Bắc (phân tích dẫn chứng).

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu nhạc tính, tính hình tượng và giá trị biểu cảm... (chú ý điệp từ, thanh điệu, láy...)

Leave a Reply