Anh (chị) hiểu thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến một trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”

DÀN Ý

Trước hết, ta cần nhận thấy Tố Hữu không đơn thuần chỉ là một nhà thơ, mà ông còn là một chiến sĩ Cách mạng.

Thơ ông nhằm mục đích là phục vụ cho công cuộc đấu tranh cách mạng, tuyên truyền cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị của đất nước. Nên đa phần, nội dung phản ánh trong thơ Tố Hữu không đi vào những vấn đề cá nhân, mà hay đè cập tới cái tôi công dân, những vấn đề lớn lao của cả một dân tộc.

Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến một trình độ là thơ rất đỗi trữ tình

Thường như vậy, thơ dễ khô khan và khó tiếp nhận với đại bộ phận độc giả. 

Tuy vậy, thực tế đã cách mạng điều ngược lại, thơ Tố Hữu đã đi vào lòng quần chúng nhân dân, tìm được tiếng nói đòng cảm của bao thế hệ người đọc. Điều này chính bởi việc Tố Hữu đã thổi vào trong thơ chính trị của mình một tiếng nói, màu sắc trữ tình với những cung bậc cảm xúc, tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp, cảm tính của cái tôi cá thể nhưng là cái tôi ở giữa muôn người, trong lòng cuộc đấu tranh cách mạng, một giọng thơ đượm màu dân tộc, phảng phất phong vị quen thuộc của ca dao dân ca, những câu hát điệu hò....

Thơ Tố Hữu khai thác chủ yếu cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả. Nội dung trữ tình chính trị còn thể hiện rõ ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng, cuộc sống cách mạng. Những điều lớn lao được tác giả chuyển tải thật dung dị, gần gũi bằng một tình cảm chân thành và sâu sắc, dễ đi vào lòng người, đó là thành công của Tố Hữu ở một thể loại thơ tương đối khó thể hiện và dễ bị khô và trở nên "đao to búa lớn".

Leave a Reply