Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà phê bình Viên Mai: "Làm người thì không nên có cái tôi... Nhưng làm thơ thì không thể thiếu cái tôi"

1. Giải thích

- "Cái tôi": cá tính, cái riêng biệt, nhiều khi có những cái riêng "khác người", đi trước thời đại mà không phải người cùng thời nào cũng có thể hiểu được.

- "Cái tôi" xét trên tư cách con người là không nên có. "Cái tôi" trong thơ nói riêng, trong nghệ thuật nói chung thì "không thể thiếu" -> Là nhà phê bình của Trung Quốc trong thời cổ điển- khi bản ngã, cái tôi bị né tránh, Viên Mai đã đưa ra một quan niệm tiến bộ và đúng đắn về thơ và người làm thơ: Bài thơ phải có cái riêng và nhà thơ phải có phong cách.

làm thơ thì không thể thiếu cái tôi

Ý kiến nhấn mạnh vào tầm quan trọng của phong cách riêng trong sáng tác thơ ca, nói rộng hơn là vai trò của sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.

2. Bình luận

Trọng tâm của nhận định là vế thứ 2: "Làm thơ thì không thể thiếu cái tôi" -> Bình luận tập trung vào ý này. Đồng ý hay phản bác? Nhận định đã toàn diện chưa? Nếu chưa thì bổ sung như thế nào? Vì sao? Chứng minh?

- Viên Mai đã đúng khi nhấn mạnh vào tầm quan trọng không thể thiếu của phong cách. Phong cách chính là linh hồn, là vận mệnh của thơ. Nhà thơ có thể tuân theo qui luật trăm năm của đời ngưòi, nhưng thơ lại sống theo một qui luật khác ngoài sự trôi chảy của thời gian. Sáng tạo, cái riêng là sinh lực của một bài thơ. Thơ tìm sự sống trong lòng độc giả. Bài thơ hay có thể lưu truyền hàng thế kỉ, từ đời này qua đời khác. Khi đó thơ bất tử. Bài thơ hay cũng sẽ bất tử hóa tên tuổi người nghệ sĩ. Ngoài sinh mệnh đời người, như thế, nhà thơ đã sống thêm phần sinh mệnh khác- sinh mệnh nghệ thuật bất tử.

Chứng minh bằng lịch sử văn học: Ý kiến không chỉ đúng cho thơ ca trung đại mà đúng cho thơ ca mọi thời đại, mọi dân tộc. Các dẫn chứng:

+ Thơ ca cổ điển Trung Quốc: "thi tiên" Lí Bạch (chất lãng mạn phóng khoáng với tình yêu nồng nàn và chất tĩnh tại ung dung như của các bậc tiên phong đạo cốt), "thi thánh" Đỗ Phủ ( Thơ ca đậm chất hiện thực, thi sử Trung Hoa viết bằng cảm hứng nhân đạo sâu xót), "thi phật" Vương Duy (Thơ tinh tế, trang nhã, giàu màu sắc triết lí...), "thi quỷ" Lí Hạ (thế giới nghệ thuật huyền thoại, quái diễm...)

Cái tôi trong thơ nói riêng và trong nghệ thuật nói chung

+ Thơ ca Việt Nam: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến...; Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Chế LAn Viên, Nguyễn Đình Thi...

+ Thơ ca thế giới : Puskin với Tôi yêu em, Êxxenhin với các bài thơ như du ca Nga...

- Cần bàn thêm về "Cái tôi" trong thơ nói riêng và trong nghệ thuật nói chung:

+ Một bài thơ có giá trị, phong cách riêng là quyết định. Song cái riêng không thể đi ngược lại các giá trị nhân bản. Nét độc đáo cần có nền tảng từ cảm xúc nhân sinh sâu sắc. Sự xúc động chân thành của nghệ sĩ là cốt của mọi sáng tạo và mọi sự bất tử trong nghệ thuật.

+ Bên cạnh tính riêng phong cách, thơ cần có các phẩm chất khác: tính nhân loại, tính nhân dân....

Lưu ý: Dẫn chứng

+ Lấy toàn diện: cổ, kim, Đông, Tây.

+ Phân tích: so sánh các tác phẩm viết về cùng 1 đề tài để thấy cái riêng và sức sống của mỗi thi phẩm.

Leave a Reply