"Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện... của tác giả". Hãy phân tích bài thơ Câu cá mùa thu để làm chứng minh nhận định trên

Đề bài:

"Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận về nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả". Hãy phân tích bài thơ Câu cá mùa thu để làm chứng minh nhận định trên

Gợi ý bài:

– Bài thơ cho thấy một tình yêu quê huơng dạt dào. “Thu điếu” là “Điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

– Cảnh thu: Cảnh thu với những hình ảnh quen thuộc, dân dã, bình dị mang đặc trưng mùa thu của đồng bằng Bắc bộ.Mùa thu đẹp, nên thơ, tĩnh lặng, phảng phất buồn.

Cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ

+ Hình ảnh: ao thu, chiềc thuyền câu, ngỏ trúc => Hình ảnh bình dị, dân dã, xinh xắn.

+ Mằu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt => mằu sắc xanh trong, dịu nhẹ+ màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẻ đưa vèo, từng mây lơ lững, cá đâu đớp động => mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, khẽ khàng, không đủ để tạo âm thanh.

- Tình thu

+ Không gian thu cũng chính là không gian tâm trạng: cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng

+ “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp dộng dưới chân bèo”

Tựa gối ôm cần là tư thế của người câu cá, một tâm thế nhàn song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài, ngỡ là bất động, tĩnh lặng tuyệt đối song đó là cả một nỗi niềm u uẩn, uẩn khúc trong lòng nhà thơ =>tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước song không kém phần sâu sắc.

* Chú ý đến tính hiện thực, sự quen thuộc, nét riêng của cảnh sắc mùa thu đòng bằng Bắc Bộ và khả năng gợi cảm thể hiện trong những từ ngữ, hình ảnh đó

*So sảnh với hình ảnh mùa thu mang tính ước lệ trong thơ trung đại để thấy sự khác biệt của cảnh sắc mùa thu trong bài

*Bài thơ thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong cách cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên mùa thu vùng đồng bằng bắc bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giar

Leave a Reply