Bàn về giá trị của sách, nhà văn Maxim Gorki có viết: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới. Hãy viêt một đoạn văn khoảng 200 từ thể hiện suy nghĩ của anh (chị)

DÀN Ý

I. MỞ BÀI

Nếu Puskin được mệnh danh là Mặt trời thi ca Nga thì Maxim Gorki là tấm gương sáng ngời về sự tự rèn luyện để trở thành nhà văn nổi tiếng, phần lớn là nhờ đọc sách, say mê sách. Đó là bài học lớn của đời ông và vì vậy ông nhận định: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới.

II. THÂN BÀI

A. Giải thích

1. Sách chứa đựng tri thức loài người, được chọn lọc, tích luỹ từ ngàn xưa, là công cụ lưu truyền văn hoá nhân loại.

Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới

2. Sách mở rộng những chân trời mới

- Mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ.

- Mở rộng hiểu biết về loài người, các dân tộc xa lạ: đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá, tình cảm, suy nghĩ của họ.

- Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ...

B. Cách chọn sách và đọc sách

1. Chọn sách tốt giúp ta

- Nhận thức đúng sự vật, sự việc, con người.

- Hành động đúng và tiến bộ.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần.

2. Loại bỏ sách có nội dung xấu, vì sách xấu có tác hại

- Bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử.

- Khích động những thị hiếu tầm thường, dung tục, thấp hèn.

- Thúc đẩy những hành vi sai trái, hành động thiếu đạo đức.

- Dẫn chứng.

3. Cách đọc sách

- Chọn thời gian và nơi thích hợp.

- Chọn lọc, tiếp thu những tri thức tốt, bổ sung kiến thức bản thân.

- Dẫn chứng.

III. KẾT BÀI

- Tóm lược những chân trời mới mà sách có thể mở rộng cho ta.

- Sách gắn liền với văn minh nhân loại.

BÀI LÀM

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. Bởi sách là nơi chứa đựng những thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alecxây Pêscôp đã vươn lên trở thành M.Gorki - nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản - người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hoá vừa rộng lớn vừa sâu sắc.

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người

Từ trải nghiệm của bản thân ham học hỏi, M.Gorki đã có một tổng kết như một chân lí về việc trau dồi tri thức: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới. Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên. Từ lâu con người đã biết sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu trữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau. Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết về con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.

Leave a Reply