Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bi-ê-lin-xki cho rằng: "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật". Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về của ý kiến trên? Phân tích và làm sáng tỏ điều đó qua các tác phẩm thơ trong SGK Văn 12 nâng cao, tập một

Thơ ca trước hết là kết tinh đẹp nhất của cảm xúc, vừa mơ hồ khó ta lại đẹp đến nao lòng. Những tưởng, với cái đẹp ấy, thơ là sự xuất thần trong một phút chợt đến của các thi sĩ khi họ đang ngập tràn trong lai láng xúc cảm mà nhiều người vẫn cảm thấy: cơ chế để thành hình một bài thơ thật bí ẩn, kì lạ, xa vời. Nhưng câu trả lời cho sự "xuất thần" như có bàn tay thánh thần "phù phép" ấy lại không như vậy. Vậy thì đằng sau sự lung linh của những câu thơ kia là gì?

Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật

Nhà thơ - người nghệ sĩ luôn sống giữa cuộc đời. Hơn thế nữa, bản chất tâm hồn họ rất nhạy cảm với mọi biến thái tinh vi của cuộc sống. Nên họ luôn hoà vào cuộc sống, bằng con mắt tinh tế của mình, và bằng nguồn cảm hứng bất tận của cuộc sống, họ đã tìm ra chất liệu tinh tuý nhất từ "kho tài nguyên" vô tận cuộc sống để làm nên thơ ca. 

Nhà thơ lại là những người luôn trăn trở, day dứt với cuộc đời, sống hết mình và luôn giao cảm với đời bằng tất cả các giác quan, và những chất liệu cuộc sống đã được chắt lọc qua lăng kính tâm hồn nhà thơ đã không còn trần trụi, mà mang trong nó bao giá trị nhân văn cao cả, hiện lên đẹp nhất và thấm đượm tình người trong thơ. Giá trị đích thực của thơ lại được khẳng định nằm ở những giá trị nhân văn ấy, đó có thể là nỗi đau trước số phận con người bất hạnh, hoặc tự hào về quê hương, hoặc phẫn uất khi mất nước, hoặc cũng có thể chỉ là tình cảm, sự rung động trước một cảnh đẹp, một vẻ đẹp con người... Nên, Thơ trước hết là cuộc đời là vì vậy.

Nhưng thơ lại là nghệ thuật, lại là cái đẹp. Nên nếu chỉ là cuộc đời, thơ sẽ mãi chỉ là viên ngọc chưa mài. Nếu thơ là cánh diều, cuộc đời làm nên hình hài cho thơ, thì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều tung bay. Người ta không chỉ yêu thơ vì thơ là tiếng nói từ cuộc sống được cất lên bằng tâm hồn, mà còn vì những câu thơ mượt mà, có khả năng đánh thức các tri giác, cảm xúc thẩm mỹ. Nghệ thuật là phương tiện biểu hiện của thi ca, giúp hoàn chỉnh thêm ý niệm về nghệ thuật của thi ca. Nghệ thuật chính là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên mảnh đất hiện thực.

Nên nhà văn luôn phải sống hết mình với cuộc sống và gọt giũa tài năng, phải "mở hồn ra đón lấy vang động của cuộc đời" - Nam Cao và "khơi những nguồn chưa ai khơi". Nhưng dù sao: "Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của các nhà văn là cuộc sống" - Đặng Thai Mai. Điều thiết yếu làm nên thành công của thơ chính là cuộc sống.

=> Ý kiến của nhà phê bình Nga V.Biêlinxki là hoàn toàn đúng đắn, mang sức nặng của sự trải nghiệm một đời gắn bó với nghiệp thi ca.

Leave a Reply