Bàn về thơ Xuân Diệu cho rằng "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? hãy làm sáng tỏ bức tranh hiện thực cuộc đời và chất thơ trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

GỢI Ý

- “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời”: 

+ Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, xúc cảm phát xuất từ cảm nhận của con người trong cuộc đời, và về cả số phận cá nhân con người. 

+ Thơ ca phải hướng tới cuộc đời, con người chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống.

Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa

- “Thơ còn là thơ nữa”: 

+ Phản ánh đời sống một cách đơn thuần thì thơ không phải là thơ. Thơ phảỉ mang những đặc trưng riêng về nội dung lẫn hình thức.

~ Đặc trưng về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; là nốt trầm bổng trong từng giai điệu xúc cảm

~ Đặc trưng về hình thức: Ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc biệt, biểu hiện bằng biểu tượng; ngôn từ lạ hoá, giàu nhạc tính, nhạc điệu…

=> Đây là nhận định đúng, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định một tác phẩm thơ đích thực. Một tác phẩm thơ có giá trị phải là một tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc sống nhưng được nghệ thuật hoá về nội dung lẫn hình thức.

* Kết bài:

+ Khẳng định ý kiến của Xuân Diệu là hoàn toàn đúng đắn và có chiều sâu đối với nền văn học nước nhà

+ Bài thơ tiểu đội xe không kính là một bài thơ hay trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực. Đây quả là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Phạm Tiến Duật

Leave a Reply