Bình luận câu nói của D. Điđơrô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường"

DÀN Ý

1. Mở bài

2. Thân bài

Giải thích ý nghĩa của câu nói (Thể hiện cô đúc trong một số từ ngữ)

Mục đích là gi?

Mục đích là cái mà ta nhắm tới, là kết quả phải đạt được mà ta đã xác định trước khi hành động. Nói cách khác, mục đích là cái mà ta cần phải đạt được trong mọi công việc, mọi mặt của đời sống.

Tại sao con người phải làm việc có mục đích?

- Không chỉ được tạo hoá rộng lòng ban cho ta một tình cảm thánh thiện mà còn có cả lí trí sâu sắc, sáng suốt để mà phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Hành động không có mục đích sẽ không đạt được kết quả, dễ bị thất bại.

- Sống không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa, dễ dẫn đến thất bại.

Cần hướng tới mục đích nào?

- Có nhiều loại mục đích: lớn, nhỏ, xấu, tốt, vĩ đại, tầm thường,... Người có ý chí nên hướng tới một mục đích sống cao cả.

Bình luận câu nói của D. Điđơrô là hoàn toàn đúng

- Mục đích cao cả tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống, vượt qua trở ngại, thử thách, biến ước mơ thành hiện thực.

- Sống có mục đích, lí tưởng tót đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, thắng không kiêu, bại không nản, sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

- Dẫn chứng vài gương thực tế (các vị vua, tướng, các nhà khoa học,... nồi tiếng phục vụ dân tộc, nhân loại).

Nâng cao, mở rộng vấn dề

- Sống có mục đích, đặc biệt là mục đích cao cả là một điều cần thiết cho cho mọi người trong mọi thời đại. Lưu ý vế thứ hai của câu nói: “Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

- Mục đích tầm thường là ý tưởng nhỏ hẹp, không có giá trị hoặc xấu xa

-> vế này càng làm rõ giá trị vế trước.

- Đối với học sinh, tuổi trẻ cần phải xác định cho mình một mục đích sống đúng đắn, phù hợp với lí tưởng thời đại, xã hội để từ đó phấn đấu, vươn lên.

- Trước mắt cần xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn. Học để nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kĩ thuật, làm chủ cuộc đời, đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc.

- Có mục đích sẽ có động cơ, thái độ học tốt, thu được kết quả tốt.

Mục đích

3. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò của “mục đích” đối với mỗi một con người.

- Khẳng định lại vai trò câu nói của D. Điđơrô đối với bản thân mỗi một người.

BÀI LÀM

Hôm qua, hôm nay, ngày mai con người đã sống, đang sống và sẽ sống. Họ sẽ sống mãi mãi đến khi nào lụi tắt hoàn toàn hi vọng, khi nào mục đích thật sự đi vào ranh giới của lụi tàn. Mục đích là điều mà con người luôn muốn hướng tới, luôn muốn đạt được vì đấy là điều duy nhất khích lệ họ quyết tâm đến cùng để mà tiếp tục sống và hành động. Mục đích có thể cho ta tất cả và cũng có thế là không nếu như mục đích ấy là cao cả hay tầm thường. “Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Lời nói ấy của D. Điđơrô cho đến bây giờ vẫn âm thầm, lặng lẽ ngự trị trong tâm linh mồi một con người, nó vẫn cùng các thế hệ tiếp tục dấn thân tiến bước vào đường đời.

Hai chữ “mục đích” là điều mà mỗi một người luôn tự đặt ra phấn đấu, để có thể đặt bước chân vào vùng trời của ước mơ, hi vọng. Vì lẽ đó mục đích luôn được con người xem như là chìa khoá mở cánh cửa của cuộc đời. Có thế nói, mục đích chính là những gì ta hướng tới, là kết quả phải đạt được mà ai cũng đã xác định trước khi bắt tay hành động. Nói cách khác, mục đích chính là cái mà ta phải trân trọng đế mà theo đuổi và phấn đấu đạt tới trong công việc hay trong mọi mặt của đời sống.

Không chỉ được tạo hoá rộng lòng ban cho chúng ta một tình cảm thánh thiện mà còn có cả lí trí sâu sắc, sáng suốt để mà phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Nếu như hành động thiếu mục đích, không có định hướng trong công việc, việc gì cũng làm — “Bá nghệ bá tri vị chi ba láp”, thì chẳng việc lớn nào có thề thành công. sống trên đời nếu như chẳng có một phút giây nung nấu, hướng tới mục đích thì dường như tất cả trở nên vô nghĩa, con người sẽ trở nên vô dụng, chẳng thế nào nếm trải hương vị của thành công. Để có được sự chắc chắn thành công trước khi làm một việc gì, con người cần đặt ra mục đích phải đạt được rồi mới tìm mọi cách để thực hiện mục đích ấy. Không có một công việc nào trong cuộc sống lại không có mục đích: mục đích của lao động là để có của cải, mục đích của ăn là đế sống, mục đích của học tập là sự hiểu biết, tiến bộ..., nó sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người. Có mục đích, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào công việc mình làm.

Mỗi một công việc là mỗi một mục đích khác nhau. Có thể là mục đích lớn, nhỏ, xấu, tốt, vĩ đại hay vị kỉ, tầm thường. Cuộc đời con người chỉ có một, thế nên mỗi một người cần phải có mục đích đế hướng tới. Mục đích ấy sẽ chứng minh ta là một con người đúng nghĩa như những gi tạo hoá đã ban tặng. Và thật đẹp biết bao nhiêu nếu như mục đích ấy là cao cả, hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ. Và D. Điđơrô đã hoàn toàn đúng khi một lần nữa khẳng định rằng: “Anh cũng sẽ không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

Mục đích tầm thường là mục đích hướng tới kết quả vị kỉ hẹp hòi, chỉ có lợi cho bản thân cá nhân mà không hướng tới cộng đồng, nhân loại, chỉ nhìn mốì lợi trước mất mà không thấy tai hại về sau. Sống bằng mục đích tầm thường sẽ bị buộc chặt vào danh lợi, ham muốn tầm thường. Và cuộc đời ấy chỉ thu vào tầm ngắm nhỏ hẹp chẳng thể nào đến được với một chân trời mới mở rộng của ngày sau, cũng như “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”. sống với mục đích tầm thường, con người ta tự bằng lòng với chính mình, không có tinh thần phấn đấu thế nên kết quả đạt được cũng chỉ tầm thường như mục đích tầm thường. Phải chăng đó là sự hoài nghi với chính mình, với chính năng lực mình có thể có?

Tự hỏi mình sau trước

Gạt đi tất cả sự hoài nghi, bỏ đi tất cả những cái gọi là mục đích tầm thường, con người phải hướng tới những gì gọi là mục đích cao cả vĩ đại. Mục đích cao cả, vĩ đại là luôn hướng về Tổ quốc, dân tộc, luôn nghĩ đến “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, hay luôn vì người chứ không vì riêng ta. Mục đích cao cả, tốt đẹp sẽ hoá thành động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống, vượt qua trở ngại thử thách, biến ước mơ thành hiện thực, nó sẽ là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện tốt mọi công việc. Sống có mục đích, lí tưởng đẹp con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, thắng không kiêu, bại không nản mà làm nên sự nghiệp lớn. Như vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, Người đã không ngại gian khổ bôn ba khắp nơi trên thế giới, lúc thì làm đầu bếp trên tàu, lúc thì bị bắt giam, bị giải đi qua biết bao ngục tù,... nhưng rồi Người vẫn không nản chí. Tất cả khó khăn, gian khổ ấy Người đã trải qua, không một chút oán thán, không một ngày lụi tắt ý chí, hi vọng. Tất cả chỉ vì một mục đích là giải phóng dân tộc, đưa dân tộc ta thoát khỏi đêm đen của nô lệ để hướng tới bình minh của những ngày độc lập tự do. Và Người đã để lại câu nói bất hủ, chứng minh cho mục đích cao cả, vĩ đại mà cả đời Người hướng tới cho đến lúc Người đã đi xa: “Tôi chỉ có một ham muôn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng dược học hành”. Không chỉ riêng Bác, thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là mục đích sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung,... ai cũng cùng chung một khát vọng lớn: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuối ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc.

“Ngẫm thù lớn, há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống”.

(“Binh Ngô đại cáo').

Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta sống trên đời không chỉ cần phải có mục đích mà còn phải có một mục đích cao cả, vĩ đại. Có như vậy mới mong làm được những việc hữu ích để đời.

Trong thời đại mới, sức mạnh của mỗi dân tộc không chỉ ở lòng dũng cảm, ý chí sắc đá, sức mạnh đoàn kết dân tộc. Ngày nay, sức mạnh dân tộc là sự kết tinh của sức mạnh trí tuệ, của khoa học — kĩ thuật và kinh tế phồn vinh. Các cường quốc trên thế giới đều là những nước kinh tế phát triến cao. Đốì với nước ta, điều đó chỉ thực hiện được khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ văn hoá khoa học - kĩ thuật cao, có khả năng hoà nhập với trình độ của thế giới. Muôn vậy, trước mắt mỗi một thế hệ trẻ ngày nay phải xác định cho mình một mục đích sống phù hợp để vươn lên. Có tâm hồn đẹp mới biết sống có mục đích. Có ý chí và bản lĩnh phi thường mới thực hiện được mục đích vĩ đại, cao cả. Ngay chính phút giây này, tuổi trẻ chúng ta phải xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn, phấn đấu trở thành người công dân tốt, người lao động chân chính, làm chủ khoa học — kĩ thuật để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, một đất nước của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

“Tự hỏi mình sau trước

Cho cuộc đời, Tổ quốc thân yêu

Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu”...

Một mục đích tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, hữu ích hơn cho gia đình và xã hội. Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi một cá nhân.

Đã hơn hai thế kỉ trôi qua, câu nói của D. Điđơrô vẫn ngời sáng chần lí, nó đã trở thành danh ngôn có sức cảm hóa kì diệu đối với mỗi một con người. Nó là nguồn sức mạnh, ý chí bền vững giúp cho con người vững tin thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.

“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.

Leave a Reply