Bình luận câu nói của Lỗ Tấn: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng”

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Để thành công trong cuộc sống, con người cần phải phấn đấu không ngừng. Bên cạnh nghị lực vươn lên, chúng ta cần có những phẩm chất tốt đẹp khác như cần cù, siêng năng chịu thương chịu khó...

- Trong lịch sử nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, nhiều người đã thành đạt nhờ sự siêng năng cần cù chịu thương chịu khó.

Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng

- Lỗ Tấn, một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc đã có một câu nói nổi tiếng khẳng định tầm quan trọng của tính cần cù, siêng năng đối với sự thành công của mỗi con người. Câu nói đó là: “Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng”.

II. THÂN BÀI

a. Giải thích khái niệm

- Thế nào là thành công? Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định đã đặt ra.

- Thế nào là lười biếng? Là ở trạng thái không thích làm việc, ngại làm việc, ngại hoạt động, ít chịu cố gắng.

* Cả câu nói có ý nghĩa: Muốn thành công thì phải siêng năng, cố gắng, chăm chỉ, không được lười biếng.

b. Phân tích, chứng minh

- Câu nói của Lỗ Tấn là hoàn toàn đúng. Tại sao?

Bất cứ sự nghiệp thành công nào cũng cần có sự chăm chỉ, cần cù. Kẻ lười biếng không bao giờ làm được việc gì to lớn.

- Người lười biếng không chịu làm việc, sẽ không thu được kết quả có giá trị về mặt vật chất phục vụ cuộc sống của con người.

- Người lười biếng không làm được việc gì đến nơi đến chốn, công việc dở dang, chẳng thể đem lại kết quả gì.

- Người lười biếng không chịu cố gắng trong các hoạt động của cộng đồng, không thể có mối quan hệ tốt với cộng đồng.

- Người lười biếng không ham đọc sách báo sẽ không tiếp thu được vốn tri thức của nhân loại có trong sách báo -> không hiểu biết sâu rộng, không học được những bài học bổ ích.

c) Bình luận: (mở rộng, nâng cao vấn đề)

Muốn thành công không được lười biếng

- Ý kiến đó ngày nay vẫn được khẳng định là đúng.

- Trong thực tế, những người thành đạt đều là những người có chí hướng phấn đấu, có lòng quyết tâm thực hiện mục tiêu mình đã đặt ra. Họ luôn biết khắc phục những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

+ Lịch sử nước ta có nhiều tấm gương sáng về sự siêng năng cần cù: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát, Trương Hán Siêu là những người thành đạt. Sự thành đạt đó được làm nên bởi ý chí, nghị lực, bằng sự cần cù chịu khó trong học tập.

+ Bác Hồ kính yêu do cần cù, chịu khó học hỏi nên đã biết nhiều thứ tiếng khác nhau...

+ Gần chúng ta, tấm gương sáng về Nguyễn Ngọc Kí cho ta thấy được tầm quan trọng của việc siêng năng, chăm chỉ. Nhờ nghị lực vươn lên không ngừng, nhờ siêng năng, chăm chỉ mà từ cậu bé liệt cả hai tay Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

- Bản thân phải luôn cố gắng trong học tập cũng như trong mọi hoạt động để lớn lên làm nên sự nghiệp, trở thành người có ích cho xã hội.

III. KẾT BÀI

- Câu nói là một bài học quý đối với mỗi người, nhất là với lứa tuổi học sinh.

- Lười biếng là kẻ thù của mỗi người.

- Bản thân rút ra được bài học: muốn thành công không được lười biếng.

Leave a Reply