Bình luận câu trả lời của Mác với con gái: "- Câu châm ngôn mà cha yêu thích? - Hoài nghi tất cả”

Trong thời gian hai năm, tôi được may mắn làm học sinh của thầy Ivan Dêlenxốp, một thầy giáo dạy vãn tuyệt diệu.

Mãi về sau tôi mới biết rằng đấy là một trường nổi tiếng được nói đến nhiều trên báo chí, và nhờ kinh nghiệm giáo dục của nhà trường, nhiều tiến sĩ, phó tiến sĩ giáo dục học đã trưởng thành, nhiều học sinh cũ của nhà trường đã nổi tiếng khắp Liên Xô: người ta treo ảnh họ trên tường, tên tuổi họ được nhắc đến một cách kính trọng trong những câu chuyện của các thầy giáo.

Nhớ khi tôi còn trẻ

Nhưng đấy là chuyện mãi về sau này tôi mới biết. Còn lúc ấy, ban đầu tôi chỉ vui thích vì được đến trường. Giờ học bắt đầu. Thầy Dêlenxốp không ngồi ở bàn. Nhỏ bé, gầy yếu, mái tóc thưa đốm bạc không chải chuốt, thầy giống hệt họa sĩ Rêpin khi về già. Thầy đi đi lại lại từ bên cửa này sang bên cửa kia, đi dọc các dãy bàn học sinh, rồi lại đi về phía cửa, tay làm điệu bộ diễn tả, miệng cười và mắt nheo nheo.

Hướng về phía Côlia đang đứng bên bảng, nhưng thật ra là hướng về cả lớp, thầy hỏi:

Vậy là anh vừa mới nói: “Nhà thơ Nga thiên tài Alécxan Puskin...”. Tại sao anh lại nói là thiên tài? Hãy giải thích xem!

- Thưa thầy, sao ạ?... Côlia lúng túng liếc nhìn các bạn - Chính thầy đã nói...

- Tôi đã nói à! Thầy Dêlenxốp to tiếng gắt và lấy khăn tay giấu nụ cười mỉm - Thì ra tôi muốn nói gì anh cũng tin hết? Có phải thế không? Anh hãy trả lời đi!

- Tại sao?... - Côlia mất tinh thần. Tại sao...? Nhưng mọi người đều biết nhà thơ Puskin là thiên tài.

Thầy Dêlenxốp bắt đầu bực mình:

- Tôi không nói mọi người. Tôi cũng không hỏi mọi người. Tôi hỏi anh. Bản thân anh đã kiểm tra lại chuyện Puskin là thiên tài chưa? Nếu kiểm tra rồi thì nói đi. Đúng, đúng, kiểm tra - tôi muốn nhấn mạnh chữ đó... Sao? Chưa kiểm tra phải không? A, thế là anh không biết vì sao lại như vậy, phải thế không?... Nếu vậy thì đừng mượn lời người khác, đừng dùng cái tính từ ấy nữa. Hãy cứ nói một cách đơn giản “Nhà thơ Alécxan Puskin”, hay đơn giản hơn nữa “Puskin”. Thế là đủ. Rõ chú? Nói đi!

Những cảnh như vậy diễn ra thường xuyên và thay vào chỗ của Côlia là tất cả chúng tôi.

Một hôm đã xảy ra một chuyên thật buồn cười. Vôlôđia Paucốp trình bày về thơ ca trào phúng Nga vao những năm sáu mươi của thế ki trước. Trong khi trình bày cậu ta dẫn ra bài thơ trào phúng bắt chước bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Phetơ: “Tôi đến chào anh đây, và báo rằng hè này, khắp các tiệm, các hiệu, giá thịt tăng đến là gay”.

Làm theo lời thầy dặn là phải kiểm tra lại tất cả, Vôlôđia báo cáo rằng cậu đã lục tìm báo chí thời đó, cả sách báo chuyên môn nữa và thấy mùa hè năm ấy giá thịt ở các hiệu, các tiệm không tăng...

Tôi chưa bao giờ được thấy thầy Dêlenxốp vui mừng đến thế. Thầy đi ngược đi xuôi, loạng choạng đôi chân, thầy vỗ tay, thầy vuốt tóc với một cử chỉ nhanh rihẹn, rồi thầy cười, cười chảy cả nước mắt.

- Khá lắm, tuyệt, thật cừ! thầy reo lên - Anh đã kiểm tra lại, phát hiện và kết tội!... Anh làm cho tôi vui sướng biết bao! Anh rõ chú? Nói đi!

Thầy Dêlenxốp yêu quý... Tất nhiên thầy hiểu rất rõ rằng, chẳng cần phải chứng minh thiên tài của Puskin, cũng như kiểm tra ìại gia thịt cách đây hàng trăm năm để kết tội một cách kì quặc tác giả bẩi thơ trào phúng kia. Tất nhiên, thầy hiểu điều đó hơn ai hết.

Nhưng thầy còn hiểu một điều khác nữa: Chấp nhận một cách máy móc những cái gọi là chân lí hiển nhiên, những định nghĩa quen thuộc và những từ ngữ đã mòn chẳng những làm cho ngôn ngữ của chúng ta nghèo nàn, làm cho những từ ngữ mất tính chất sinh động ban đầu và ý nghĩa chân chính của chúng, mà cái chính còn là làm cho con người quen lặp lại một cách không suy nghĩ những gì đã nghe, đã đọc được, đầu óc trí trệ lười biếng, và mất dần sự suy xét sắc sảo đáng quy, mà chính nó là bảo đảm của tiến bộ và của những phát minh vĩ đại.

Suy nghĩ, phân tích, kiểm tra, chính là những điều mà người xưa, những triết gia, văn hào và những nhà cách mạng vĩ đại đã kêu gọi. sếchxpia nói: “Hãy lắng nghe tất cả những lời khuyên của người khắc, nhưng phải biết giữ ý kiến của mình”. Griboiêđốp cũng viết: “Không nên như thế, tôi và các bạn, chúng ta đâu phải trẻ con nữa, vì sao lại cứ coi lời người khác bao giờ cũng thiêng?”. Goócki cũng khuyên: “Phải có trí tuệ, dù nhỏ bé cũng được nhưng phải là trí tuệ của minh”.

Chính thầy Dêlenxốp cũng kêu gọi chúng tôi thực hiện điều đó, thức tỉnh tinh thần nghiên cứu trong học sinh chúng tôi, dạy chúng tôi suý nghĩ và đòi hỏi chúng tôi phải có trách nhiệm đối với mỗi lời nói của mình.

Tôi còn nhớ mãi một trong những ý kiến mà thầy Dêlenxốp thường nhắc đi nhắc lại: Ngay trong toán học cũng chẳng có mấy tiên đề, huống hồ trong cuộc sống ngày càng có nhiều định lí mà anh phải biết tự mình chứng minh lấy, mặc dù chúng đã được chứng minh hàng nghìn lần trước anh và vắng anh. Nói một cách khác, không một chân lí nào có thể là chân lí nếu như nó không chịu đựng nổi những thử thách, nếu như nó sợ những câu hỏi hoài nghi và sự phê phán, nếu như nó không đứng vững được qua những cuộc tranh luận nảy lửa. Và nếu như anh không chứng minh được cho bản thân và cho người khác rằng đấy đích thực là chân lí chứ không phải là một điều giả mạo thì chưa chắc đấy đã là chân lí thật sự.

Chúng ta khâm phục những phát minh khoa học nhưng đôi khi lại quên rằng, đó chính là kết quả của việc hoài nghi tính chất “hiển nhiên” của những chân lí cũ. Xưa kia, đã có lúc người ta cho là “trái đất nằm trên lưng ba con cá voi và trái đất ở trung tâm vũ trụ” là một chuyện hiển nhiên. Nhưng có người đã hoài nghi điều “hiển nhiên” đó. Những người khác cũng tiếp tục hoài nghi, và cuối cùng nhờ sự cố gắng của nhiều người đã dám kiểm tra lại điều “hiển nhiên” ấy mà loài người đã đi đến chỗ biết được rằng trái đất chỉ là một quả cầu nhỏ bé bồng bềnh trong không gian mênh mông.

Những người dũng cảm dám hoài nghi đã tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn và định luật bảo toàn năng lượng, đã phân tích được nguyên tử và đi sâu vào tế bào sống, đã sáng tạo nên thuyết tương đối, lật nhào những quan niệm cũ kĩ về không gian và thời gian... Tôi không có ý định tiếp tục bản danh sách này vì mỗi bước tiến mới trong khoa học đều là sự phu nhận tính “hiển nhiên” của những quan niệm co xưa nào đấy mà trước đó hình như là những điều tất yếu.

Khó mà tưởng tượng được Mác lại thích một câu châm ngôn nào khác câu đã chọn, vì cuộc đời của Mác là cả một chuỗi “hoài nghi” vào tính chất tuyệt đối của những giáo điều mà các khoa học xã hội như triết học, kinh tế chính trị học đã đưa ra trước kia.

Hoài nghi là đòn bẩy vĩ đại của mọi tiến bộ. Song hoài nghi không phủ nhận tính kế tục. Người ta không phải bắt đầu từ con số không. Những thành tựu vĩ đại của các bậc đại tiền bối đã trải qua thử thách của thời gian và tỏ ra là đúng đắn đang giúp đỡ cho con người tiến lên. Nhà bác học thiên tài Niutơn, một trong những nhà cách mạng lớn nhất của khoa học, đã nói: “Nếu như tôi có nhìn được xa hơn người khác thì cũng chỉ vì tôi đã được đứng trên vai những người khổng lồ”. Chính định luật vạn vật hấp dân do ông tìm ra lại làm đậm nét thêm nhiều quan niệm của các nhà vật lí trước kia...

Nhưng đôi khi đằng sau cái hoài nghi chính đáng lại ẩn nấp một chủ nghĩa hoài nghi tầm thường. Nhiều khi chúng rất giống nhau. Nhưng đấy chỉ là thoạt nhìn mà thôi, còn thật ra phân biệt chúng không phải là khó.

Kẻ hoài nghi chủ nghĩa bao giờ cũng nói: “Tôi không tin”, và chấm hết ở đó. Còn người hoài nghi nhưng biết tôn trọng chân lí lại nói khác: “Tôi không tin, vì rằng...”, rồi giải thích vì sao mình không tin. Người ấy cố tìm ra chỗ sai lầm và củng cố tìm cách sửa lại cho đúng. Đấy là một con người làm việc thật sự. Còn người hoài nghi chủ nghĩa đúng là một kẻ ăn không ngồi rồi, chỉ biết cười nhạo báng.

Câu châm ngôn mà cha yêu thích Hoài nghi tất cả

Vô cớ giễu cọt công trình của người khác, nhạo báng một tư tưởng lớn, đả phá một ý kiến không phải của mình, điều đó chẳng cần đến trí thông minh sắc sảo, trí thức sâu rộng hay tinh thần dũng cảm. Biêlinxki nói rằng: “Cái gì không biết rõ, cái gì không hiểu thì chửi bới, đó là quy tắc chung của tính tầm thường”. Nhà phê bình người Nga nổi tiếng Pixarép cũng nói: “Tin một cách mù quáng và hoài nghi một cách tầm thường vô cớ, cả hai đều thường được thể hiện ở những người thiển cận, hẹp hòi”.

Thì ra những người “chê bai” và “cười nhạo” kia, trong khi tự nhận mình là tiến bộ, là thông minh sáng suốt, thật ra chẳng khác gì những người tầm thường thiếu suy nghĩ, chấp nhận một cách máy móc tất cả những gì người ta nhồi nhét cho. Hiện tượng ấy chẳng khác gì hai mặt của một tấm huân chươnẹ. Hoài nghi người khác một cách vô căn cứ, hoài nghi mà không có bang chứng gì chứng minh chỗ sai sót, thì đó không phải là cảnh giác mà là đa nghi.

Đặc điểm của mối quan hệ giữa những người Xô Viết là lòng tin, là thiện chí chứ hoàn toàn không phải là nghi ngờ. Những ai hoài nghi đồng chí của mình hay hoài nghi bất kì một người Xô Viết nào một cách vô căn cứ đều vi phạm vào một trong những tiêu chuẩn đạo đức thiêng liêng của con người xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng đáng yêu, đáng yêu biết bao những người biết hoài nghi ý kiến của bản thân. Những người đó không cho xét đoán của mình là thông minh sáng suốt nhất, không cho ý thích của mình là hay nhất, tốt nhất, không cho hành động của mình là đúng nhất.

Có những lời nói đẹp đẽ chẳng những làm người khác dễ nghe mà còn nâng cao thêm bản thân trước mắt những người xung quanh, làm cho ý kiến nói ra thêm tác dụng, thêm sâu sắc. Đó là những lời nói: “Tôi nghĩ rằng”, “Theo tôi nghĩ”, “Tôi thấy có lẽ”, “Theo ý riêng tôi”... Có phải ai ai cũng dùng những lời nói như vậy không? Không, chúng ta thường phải nghe những xét đoán thô bạo về đủ mọi chuyện trên đời: “Cái này tồi”, “Thế là tốt”, “Ngu”, “Khá”, "Xấu lắm”, v.v...

Tình hình sẽ tốt đẹp biết bao nếu chúng ta biết tự hỏi “Liệu ta có sai không?”, “Nhỡ có điều gi ta chưa hiểu thì sao?”. Người tự đắc lại khác, họ nghĩ mình không thể sai được, chỉ có người khác mới có thể sai. “Hoài nghi bi n thân u? Đấy là một chuyện ngu ngốc! Tốt hơn hết là hoài nghi kẻ khác”.

Nhớ khi tôi còn trẻ

Tình hình thật khắt khe,

Không tha lỗi kẻ khác,

Người ngoài chẳng chịu nghe,

Có nhiều lúc hực tức,

Luôn khó chịu đủ bề

Hiện nay nói cho thật,

Điều ấy còn xảy ra

Nhưng nhớ lại ngày trước,

Tôi sống khá xuề xòa

Với người tôi chịu đựng

Với mình tôi khắt khe

C.VĂNSENKIN

Người nào muốn “khắt khe với mình” hơn, đòi hỏi mình nhiều hơn, tất nhiên là phải “hoài nghi tất cả”. Bởi vì người đó đòi hỏi những xét đoán, quan điểm của mình phải như thế nào thì người ấy cũng sẽ đòi hỏi như vậy đôi với các xét đoán, quan điểm của người khác. Người ấy sẽ thử thách những xét đoán và quan điểm của mình, do đó phải suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ...

Suy nghĩ! Đó chính là “hoài nghi” của câu châm ngôn.

Leave a Reply