Bình luận chi tiết nghệ thuật tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác trong tác phẩm. Có thể bình luận về các ý nghĩa sau:

- Tăng giá trị tạo hình và gợi cảm cho nghệ thuật miêu tả (tiếng sáo có nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ: khi xa, khi gần, khi hư, khi thực, khi “lấp ló”, khi “thiết tha bổi hổi”, khi “lửng lơ”, khi “rập rờn”).

Bình luận chi tiết nghệ thuật tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Diễn tả sinh động, tinh tế những trạng thái tình cảm, suy tư của nhân vật: một cô gái thời trẻ có tài thổi sáo, có tình yêu đẹp đẽ bây giờ đang phải sống giữa địa ngục trần gian, bị tước đoạt tự do và nhân phẩm nhưng không mất đi khát khao hạnh phúc. Tiếng sáo đã đánh thức niềm khao khát sống, khao khát yêu đương trong tâm hồn tưởng như đã nguội lạnh của Mị: Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo - bài hát rủ bạn đi chơi. Tiếp đó, Mị uống rượu với cách thức khác thường, rồi Mị “đang sống về ngày trước”. Kí ức đưa Mị gặp lại những khát khao đẹp đẽ thuở còn ở nhà cha mẹ, giúp Mị nhận ra giá trị của mình: “thổi sáo giỏi”, “thổi lá cũng hay như thổi sáo”, “trẻ lắm”, “không có lòng với nhau” mà vẫn phải sống với A Sử,... Nỗi uất ức xuất hiện cùng niềm vui sướng vì ý thức được quyền làm người, quyền của một cô gái trẻ. Và Mị quyết định đi chơi. Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, đám chơi.

- Tiếng sáo là chi tiết đặc tả nét đẹp văn hoá tinh thần của người dân Tây Bắc (cụ thể là dân tộc Mông).

- Tiếng sáo là sự lựa chọn đắc địa của Tô Hoài, chứng tỏ ông gắn bó sâu sắc và rất yêu quý mảnh đất Tây Bắc.

Leave a Reply