Bình luận tư tưởng sau đây của Voltaire, đại văn hào nước Pháp: “Việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn: buồn nản, thói hư và cùng túng”

DÀN Ý

1. Mở bài

- Voltaire là nhà văn, nhà thơ và là triết gia nồi tiếng của Pháp vào thế kỉ XVIII.

- Suốt đời hoạt động, tự gán cho mình nhiệm vụ đấu tranh cho tự do, công bằng, nhờ vậy mà ông có nhiều kinh nghiệm đế dúc kết thành câu văn nổi tiếng: “Việc làm xua đuổi xa ta ba mối họa lớn: buồn nản, thói hư và cùng túng”.

2. Thân bài

A. Giải thích và chứng minh:

- Không có các từ khó, cũng không có nghĩa bóng. Câu văn là sự khẳng định của việc làm, dĩ nhiên là việc làm hữu ích. Đối với Voltaire, có ba “mối họa lớn” trong đời người: “buồn nản, thói hư và cùng túng”. Và chỉ có việc làm mới xua đuối chúng được. Tại sao?

- Làm việc hay hoạt động hữu ích là quy luật sống của xã hội: Nhờ nó mà con người, xã hội phát triển.

Có làm việc mới chứng tỏ sự sống vẫn còn tồn tại. Đó là quy luật.

* Việc làm xua đuổi sự buồn nản:

- Làm việc khiến cơ thề có được sự cân bằng cả thế chất lẫn tâm hồn, vui khi thành công, buồn khi thất vọng, và quyết chí thực hiện cho thành công.

- không, cơ thế sinh ra uể oải, tinh thần sinh ra buồn dai dẳng, sinh ra nản chí, không thấy một chút sinh thú ở đời.

- Buồn nản dề sinh tư tưởng bi quan (học sinh không lấy việc học làm vui thì buồn chán, thi rớt,...).

- Việc làm sẽ giết sầu muộn, làm con người trở nên yêu đời.

* Việc làm xua đuổi các thói hư, tật xấu:

- Sách đại học có câu: “Tiểu nhân hàn cư vi bất thiện”, không lao động sinh ra những hành động không tốt.

Buồn nản, không làm việc thì tìm trò giải trí đề hết buồn: sinh ra cờ bạc, hút sách say sưa,... đưa đến trộm cắp, cướp giật,... tự đưa thân vào vòng tù tội. Ngạn ngữ châu Au cũng có câu: “ở không là mẹ của các tật xấu”.

Cuộc sống loài người thường liên quan chặt chẽ đến mỗi cá nhân: con cái mang ơn cha mẹ, nhà nông, thợ dệt, thầy thuốc, thầy giáo,... “nợ nần” lẫn nhau. Làm việc là để trả món nợ ấy. Nguyễn Công Trứ khẳng định:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả, trả vay”.

Đất nước, dân tộc đã lo cho mỗi người bằng cách tạo mô'i quan hệ mật thiết đó nên mỗi người phải làm việc để đáp lại.

Nhờ vậy, vừa tránh khỏi thói hư, tật xấu, vòng tù tội mà còn góp công để dân giàu nước mạnh. Pasteur, nhà bác học nổi tiếng đã từng nói: “Tôi thấy như phạm tội trộm cắp, nếu ngày nào tôi ngưng làm việc”.

Làm việc giúp ta có kinh nghiêm, tạo cho ta một nghị lực vững chắc, và có thể tạo ra niềm vui mới như nhà văn A. Maurois đã nhận định: “Cái vui của công việc làm có thế trở nén hoàn bị đến mức có thể thay thế được các thú vui khác”, có nghĩa là xua đuổi được những thói hư, tật xấu từ các trò giải trí không lành mạnh.

ở không là mẹ của các tật xấu

* Việc làm xua đuổi sự cùng túng:

Tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”

“Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ dem phần đến cho”

Những người giàu có phần lớn là những người siêng năng làm việc.

- Bài thơ ngụ ngôn “Con ve và con kiến” của La Phông-ten.

- Ngược lại không làm việc sẽ trở nên cùng túng. Bần cùng sinh đạo tặc. Phụ nữ sẽ sa vào việc bán rẻ nhân phẩm đế kiếm miếng ăn, có người chán đời, thất vọng đi đến tự hủy thân thể.

B. Câu nói vẫn dúng với cuộc sống hiện nay

- Xã hội càng ngày càng tiến bộ vượt bậc, chỉ cần ngủ một đêm là đã có phát minh mới vào sáng hôm sau. Đây là thành quả của sự dam mê công việc.

- Trường học ngày càng được xây dựng nhiều, càng củng cố chất lượng để làm cơ sở cho sự đua tranh về tìm kiếm và phát minh khoa học giữa các quốc gia.

- Khoa học càng phát triển, các hóa chất được phát hiện,... thì cũng là lúc các virus gây bệnh lạ xuất hiện mà virus HIV, Êbola,... đe dọa mạng sống của biết bao người mà giới y học càng nỗ lực làm việc để tìm thuốc chống lai.

- Dân số toàn thế giới càng ngày càng đông thì cần phải có nhiều lương thực, thực phẩm,...

Tất cả những vấn đề trên cho thấy câu nói của Voltaire càng có giá trị hơn người ta tưởng.

Việc làm và làm việc là quy định của cuộc sống

- Con người sống thì phải làm việc bằng cả sức lực của mình.

- Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất của một nước, cần có chính sách kinh tế, tạo việc làm cho người dân.

Học sinh, sinh viên càng lấy việc học hành làm vui thì sẽ tránh được buồn nản, thói hư, tật xấu và không thế là người nghèo túng.

BÀI LÀM

Có ai đó đã nói “đời người không phải là một ngày hội, cũng không phải là một ngày tang tóc, mà là một ngày cần lao”. Con người ai cũng phải lao động và làm việc. Lao động chân chính đem cho ta cuộc sống, niềm vui và hạnh phúc. Bàn về vai trò của lao động, nhà văn Voltaire người Pháp nhận định: “Việc làm xưa đuổi xa ta ba mối họa lớn: buồn nản, thói hư và cùng túng”.

Với cách nói giản dị, đi thẳng vào vấn đề mà không cần đến bất kì một hình ảnh ẩn dụ, một lối nói đầy tính nghệ thuật nào, câu nói đã khẳng định được tác dụng to lớn của việc làm hữu ích đối với hai giá trị của con người: giá trị tinh thần và vật chất, đem đến niềm vui, ấm no và sự rèn luyện đạo đức thay cho buồn nản, thói hư và cùng túng. Khi nói đến “việc làm”, ta thường nghĩ ngay đến làm việc bằng chân tay hay bằng trí tuệ. Một mặt con người sử dụng sức mạnh của cơ bắp, mặt khác lại sử dụng bộ não đế làm việc, tuy hai cách thức làm việc khác nhau nhưng đều là một quy luật sống của xã hội, của loài người. Nhờ có lao động mà con người, xã hội phát triển. Trẻ em sinh ra phải múa may chân tay, biết trườn, bò,... theo thời gian thì cơ thể mới phát triển và hoàn thiện. Xã hội ngày càng được phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì vấn đề về bằng cấp là quan trọng. Do vậy, việc học hành làm cho con người mỏ' mang kiến thức, chuẩn bị vào đời một cách có hệ thống, đầu tư cơ bản cho sự tiến bộ của cá nhân và xã hội sau này. Ngoài ra làm một việc gì đó do xã hội phân công, trước hết là để guồng máy xã hội chuyển động đều đặn và sau đó là rút tỉa những kinh nghiệm đế công việc tốt hơn. Vì vậy có lao động mới chứng tỏ sự sống vẫn còn tồn tại và phát triển.

Việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn buồn nản, thói hư và cùng túng

Ta vẫn thường nghe: “Nỗi buồn sẽ phai theo thời gian và làm việc chính là liều thuốc tốt nhất để quên đi nỗi buồn ấy”. Đó là lời nhận xét chưa thật chính xác song theo một khía cạnh nào đấy nó lại rất có lí. Làm việc không chỉ là một quy luật sông mà nó còn giúp ta xua tan được sự buồn nản và ưu tư. Khi ta làm việc, cơ thế có được sự cân bằng cả thể chất lẫn tâm hồn, vui khi thành công, buồn khi thất bại và quyết chí thực hiện cho thành công. Ngược lại khi cơ thể hoàn toàn không hoạt động thì dễ sinh ra uể oải, tinh thần sinh ra nản chí, buồn dai dẳng, không thấy một chút sinh thú ớ đời và dễ sinh ra tư tưởng bi quan. Điều này chính cá nhân ta cũng nhận thấy chứ không riêng gì Voltaire. Đó là câu chuyện về Tai, Mắt, Chân, Tay, Miệng. Vì tranh giành công việc, Tai, Mắt, Chân, Tay đều không chịu làm việc cho lão Miệng ăn, kết quả họ đều cảm thấy buồn nản, bị mệt mỏi và mất đi một phần sức lực. Cuối cùng họ mới nhận thấy làm việc giúp họ vui vẻ, khỏe mạnh và xua tan mọi tư tưởng bi quan. Cũng giống như học sinh chúng ta vậy, học hành siêng năng, thi đỗ-vui, chứ không lười biếng đế buồn chán vì thi trượt. Người nông dân, công nhân, người thợ vui khi cày bừa, dệt, ráp, chế tạo máy móc... được mùa, đẹp, thành công thì giúp họ ngày càng hăng say làm việc hơn.

Ngạn ngữ có câu: “ở không là mẹ của các tật xấu” hay câu “Tiểu nhân nhàn cư vi bất thiện” (ở không sinh ra những hành động không tốt — Sách Đại Học) cho thấy được việc làm quan trọng như thế nào. Nó bứt con người ra khỏi những nỗi buồn và các thói hư, tật xấu. Không làm việc sẽ sinh ra buồn nản nên phái tìm trò giải trí đế xua tan nỗi buồn. Khi ấy ta dễ bị cuốn vào “cờ bạc, hút sách say sưa,... rồi từ đó lại dề nảy sinh ra trộm cắp, cướp giật, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, kết quả là cuối cùng là vào vòng tù tội hoặc cái chết cận kề. Hằng ngày, ta cật lực làm việc không chi để tránh xa những cái xấu xa mà còn là một sự trả ơn như Nguyễn Công Trứ quan niệm:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả, trả vay”.

Ông trả nợ nước thì ta trả nợ cho cha inẹ, cho thầy giáo, cô giáo, xã hội... Nông dân, thợ dệt, thầy thuốc thi trả nợ lẫn nhau. Chính vì thế làm cho dân giàu, nước mạnh. Một công việc ổn định tạo cho ta một nghị lực vững chắc và có thề tạo ra niềm vui mới như nhà văn A.Maurois đã nhận định: “Cái vui của công việc làm có thể trở nên hoàn bị đến mức có thể thay thế dược các thú vui khác”, nghĩa là xua đuổi được những thói hư, tật xấu từ các trò giải trí.

Diều quan trọng cuối cùng mà Voltaire muốn nhắc đến là làm việc xua đuổi sự “cùng túng” và giúp ta giàu có, ấm no. Đó là một điều không thể chối cãi “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Chúng ta cũng phải thấy rằng người giàu có thường là những người siêng năng làm việc. Tiêu biểu là Bill Gates - từng là người giàu có nhất thế giới- đã phai hoạt động trí não không ngừng để làm chủ được phần mềm được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Ngược lại, không làm việc sẽ trở nên cùng túng - bần cùng sinh dạo tặc. Phụ nữ dễ sa vào việc bán rẻ nhân phẩm đổi miếng ăn, có người chán đời, thắt vọng đi đến tự hủy hoại thân thể.

Vậy ai củng phái làm việc, “tùy theo sức của mình”, không chỉ là trách nhiệm với bán thân, với gia đình mà quan trọng hơn nó luôn cho tâm hồn ta được thư thái, ung dung và nhẹ nhàng - yếu tố rất cần thiết cho cuộc sống hiện đại sôi động nhưng cũng lổm bon chen.

Câu nói của Voltaire đã cách chúng ta mấy trăm năm song những gì ông nói vẫn dũng với cuộc sống hôm nay. Xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ vượt bậc, chỉ cần ngú một đêm là đã có phát minh mới vào sáng hôm sau, đó là thành quả của sự dam mê công việc. Trường học ngày càng được xây dựng nhiều, càng củng cố chất lượng đế làm cơ sở cho sự ganh đua về tìm kiếm và phát minh khoa học giữa các quốc gia trong thời kì hội nhập và kinh tế thị trường. Khoa học càng phát triển, các hóa chất được phát hiện thi cũng là lúc các virus gây bệnh lạ xuất hiện mà virus HIV, Ebola,... de dọa mạng sống cúa biết bao người mà giới y học càng nỗ lực làm việc để tìm thuốc chống lại... Tất cà những điều trên đều là kết quả của quá trình làm việc và nghiên cứu, và câu nói của Voltaire càng có giá trị hơn người ta tưởng.

Câu nói của Voltaire cũng chính là lí tưởng, trách nhiệm cho thanh niên và con người thời hiện đại. Chính ông cũng đã suốt đời làm việc, không ngừng đâu tranh cho tự do, công bằng để có được thành công như ngày hôm nay. Vì thế con người đã sống thì phải làm việc bằng cả sức lực của mình đế sau này sẽ thấy nhẹ nhàng hơn và “ngày cần lao” sẽ là ngày hạnh phúc trọn vẹn cuối đời.

Leave a Reply