Binh luận về câu trả lời của Mác với con gái: "Màu sắc mà cha yêu thích? - Đỏ"

Người ta nói rằng: “Màu sắc và mùi vị, mỗi người một ý thích”.

Có hề gì khi người này thích mứt mơ, người khác lại thích mứt dâu, đó chẳng qua là chuyện khẩu vị. Chẳng ai có thể chứng minh được thứ mứt này ngon hơn thứ mứt kia. Nhưng khẩu vị, ý thích như một tập hợp quan niệm về cái đẹp, về cái tốt và cái xấu, cái tồn tại lại trở thành một chuyện khác, và được người ta tranh luận kịch hệt, say sưa.

Màu đỏ là màu yêu thích

Ớ đây, Mác hiểu vấn đề một cách khác hẳn.

Đỏ - đây không phải là màu một chiếc áo dài đẹp cũng không phải là màu của tấm rèm cửa hay màu bia một cuốn sách ta ưa thích. Đây là màu của cách mạng, của tư tưởng vĩ đại mà Mác đã hiến trọn cuộc đời mình.

Không ai biết được chính xác màu đỏ đã trở thành tượng trưng của đấu tranh và tự do từ bao giờ.

Ngay từ xưa, khi đội quân của Xpác-tác xông lên tấn công quân đội La Mã, họ đã giương cao lá cờ đỏ chói lọi.

một chân trời khác, giữa lòng lục địa Á châu, vào lúc chuyển sang thời đại mới, những người nô lệ khởi nghĩa đã tự đặt cho mình những tên gọi kiêu hãnh “Hồng mi”, “Hồng sơn”, “Hồng cân” và cũng kéo lên một ngọn cờ đỏ thắm.

Sau đó nhiều thế kỉ, khi ngọn lửa của cuộc chiến tranh nông dân bao trùm toàn bộ nước Đức, những người khởi nghĩa đã phất cao cờ đỏ xông lên để chống chọi với bọn lính mũ giáp kín người, để sống chết bảo vệ nền tự do đã giành được.

Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nga ở thế kỉ XVII cũng gắn liền với những lá cờ đỏ. Nông nô nước Nga, cờ đỏ trong tay, đã xông lên chiến đấu với quân độ Nga hoàng, đốt cháy những trang trại của chúa đất và treo cổ những kẻ áp bức mình.

Lá cờ đỏ cũng đã mở đầu cho cuộc Đại cách mạng Pháp. Dưới bóng lá cờ đỏ, dân nghèo Pari đã phá ngục Ba-xti, thành trì của chế độ chuyên chế, tượng trưng của sự bất cong và nô lệ. Dưới lá cờ đỏ, họ hát vang bài Mácxây. Trên lá cờ đỏ viết dong chữ giản dị mà vĩ đại: “Nhân dân làm chủ tuyên bố tình trạng chiến tranh”. “Nhân dân làm chủ”, lần đầu tiên những chữ đỏ đi với nhau. Xưa kia làm chủ chỉ là những ông hoàng, những ông vua bà chúa.

Cuộc nội chiến bắt đầu và những kẻ muốn lập lại trật tự cũ, muốn quay lại thế giới bóc lột bất công, đã gọi các chiến sĩ của nước cộng hòa non trẻ là “bọn đỏ”. Và quân đội thường trực đầu tiên của Nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới đã được gọi một cách rất tự nhiên là “Hồng quân”.

“Hồng” đây là cách mạng.

“Hồng” đây là nhân dân.

“Cờ đỏ” là tên gọi huân chương cao quý nhất của Nhà nước Xô viết dành cho những chiến sĩ trung thành, dũng cảm nhất đã lập chiến công trong cuộc đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng.

Trong một bài ca được sáng tác ngay sau ngày Cách mạng tháng Mười thang lợi, có những câu như sau:

Ta hát lên cho lời ca vang khắp!

Cờ chúng ta tung bay trên trái đất

Mang hờn căm và kêu gọi đấu tranh

Hạt giống tương lai gieo giữa buổi bình minh.

Lá cờ đỏ cháy bừng lên phần phật

Và máu ta như sôi sục trong tim

Và lá cờ như thấm đượm máu công nhân.

Một trong những bài ca mà Lênin ưa thích, bài Đồng chí ơi, hãy dũng cảm tiến bước, đã kết thúc bằng một lời tiên tri đang trở thành sự thật trước mắt chúng ta như sau:

Bằng cánh tay rắn chắc

Ta lật đổ bạo cường,

Và cắm lên trái đất

Lá cờ đỏ công nông.

Thấm đượm dòng máu của các chiến sĩ đấu tranh cho tự do, mang trong mình ngọn lửa cách mạng soi đường đi tới thắng lợi, lá cờ đỏ chẳng những đã trở thành lá cờ của Cách mạng tháng Mười thắng lợi mà còn trở thành Quốc kì của đất nước Xô viết.

màu tượng trưng cho cách mạng

- Ngày 14 tháng tư năm 1918, Ban chấp hành trung ương các Xô viết, công nhân bình sĩ, nông dân và các đại biểu Cô dắc đã tuyên bố: Cờ của nước Cộng hòa Nga là lá cờ đỏ với dòng chữ “Nước Cộng hòa Xô viết xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga”.

Lá cờ đỏ đã trở thành Quốc kì của đất nước Xô viết. Lá cờ đỏ vẫn mãi mãi sẽ còn là lá cờ của cách mạng quốc tế. ở tất cả các nước, trên tất cả các đại châu, lá cờ đỏ vẫn tượng trưng cho ước vọng thiết tha của con người được sống một cách xứng đáng không bị áp bức và bóc lột, có quyền bình đẳng và tin tưởng vào tương lai.

Bọn bóc lột thù ghét màu đỏ đến nực cười, lố bịch. Có trường hợp cảnh sát ở một số nước đã cấm các đội bóng không được mặc áo đỏ. Trong con mắt của những kẻ “giữ gìn trật tự an ninh” ấy, bản thân màu đỏ đã là một người tuyên truyền.

Áo đỏ đã đành, có nơi người ta còn tổ chức vây bắt cả những con chim có lông màu đỏ nữa! Trong màu đỏ đã tiềm tàng một sức mạnh vô hình khiến kẻ thù phải căm tức và khiếp sợ đến như vậy đấy.

Nhà bác học yêu nước vĩ đại Timiriadép, người đã được tuyên thệ trước lá cờ đỏ trong những ngay khó khăn nhất của đất nước, những ngày sắp nổ ra cuộc Cách mạng tháng Mười, đã giải thích rất hay về nguyên nhân tại sao màu đỏ lại nhất định phải trở thành màu tượng trưng cho cách mạng.

Bằng những thí nghiêm chính xác và có sức thuyết phục, ông đã chứng minh rằng những tia đỏ trong quang phổ mặt trời có năng lượng lớn nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động trao đổi dinh dưỡng của thực vật. Ông gọi đó lằ những tia “dồi dào năng lượng” nhất, với ý nghĩa “chúng tạo nên hoạt động hóa học trong thực vật và nhờ hoạt động ấy mà trên trái đất mới có thể có sự sống”.

Timiriadép còn nói thêm rằng màu đỏ là “màu mạnh nhất, rực rỡ nhất. Phải chăng đó là màu làm mắt ta hân hoan chẳng khác gì một âm thanh mạnh làm tai ta phấn chấn?... Liệu có nên coi đó là màu tượng trưng thích hợp nhất cho năng lượng, cho kiến thức và cho ánh sáng khoa học?...”.

“Màu đỏ là màu yêu thích”, hàng triệu người trên toàn thế giới đang lặp lại lời nói đó của Mác. Lời nói đó có nghĩa là “trung thành với cách mạng, hiến thân cho tự do, cho lợi ích của nhân dân, và trên trái đất này không có gì cao quý hơn thế nữa”.

Leave a Reply