Các chi tiết "chui rúc trong một xó tối tăm; Luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa; Em không thể về nhà nếu không bán được bao diêm nào... ; Bà em, ... " cho ta biết những gì về hoàn cảnh và tâm trạng cô bé bán diêm trong đêm giao thừa

Đề bài:

Các chi tiết "chui rúc trong một xó tối tăm; Luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa; Em không thể về nhà nếu không bán được bao diêm nào... nhất định là cha em sẽ đánh; Bà em, người hiền hậu nhất dối với em đã chết từ lâu" cho ta biết những gì về hoàn cảnh và tâm trạng cô bé bán diêm trong đêm giao thừa

Gợi ý bài:

Tác phẩm chỉ có một nhân vật. Đấy là cô bé bán diêm. Cô bé không có tên. Người kể dùng ngay công việc (bán diêm) để gọi tên nhân vật. Cách đặt tên này đã cho thấy dụng ý: nhấn mạnh nỗi thống khổ của một con người, còn bé mà phải đi bán diêm để kiếm sống. Hoàn cảnh và cuộc đời ấy thật đáng thương tâm. Không có tên, em bé ấy sẽ mang giá trị ẩn dụ lớn. Em đại diện và gợi nhớ đến vô vàn các em bé nghèo khổ như em.

Người kể dùng ngay công việc (bán diêm) để gọi tên nhân vật

Ngoài cô bé, truyện còn nhắc đến ba người thân trong gia đình em là bà, bố và mẹ. Những nhân vật này không được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm mà chỉ được kể gián tiếp qua trang phục (bé đi giầy của mẹ), suy nghĩ (về bố) và tưởng tượng (về bà). Người kể chỉ nhắc đến mẹ em bé qua chi tiết em đi lại giầy của mẹ mà không nói rõ người mẹ ấy đã qua đời hay đi lấy chồng khác. Dẫu sao đi nữa thì em bé ấy cũng không có mẹ và kí ức của em chẳng hề lưu giữ kỉ niệm nào về mẹ. Người em yêu thương nhất là bà. Người em sợ nhất là cha. Nhưng bà em đã qua đời. Cảnh ngộ gia đình em thật thương tâm. Em sống cùng cha, người mà lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí em với vẻ khủng bố, hung dữ. Truyện mở ra với tình huống gay cấn. Em bé không bán được diêm nên không dám về nhà.

Song ngôi nhà ấy không phải là ngôi nhà ấm cúng. Nó lạnh lẽo, tồi tàn không chỉ vì thiếu vắng tình người mà bản thân nó cũng đã dột nát tả tơi. Gọi là nhà nhưng khoảng không mà cha con em bé sở hữu là một gian phòng áp mái, nơi dành cho những người thuê nghèo đến cùng tận. Đây là tâm trạng của em bé: “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà” thời điểm xảy ra bước ngoặt giữa sự sống, cái chết của em bé, mỉa mai thay, được đặt vào đêm giao thừa. Khung cảnh của đêm giao thừa thì chắc ai cũng biết. Người đi xa tìm về nhà. Không khí gia đình ấm áp, tưng bừng, bận rộn. Người người đi mua sắm nhộn nhịp phố phường… Nhưng đêm giao thừa là đêm bất hạnh của em bé, không chỉ bây giờ mà ngay cả trước đó: “đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh”.

Khoảng cách thời gian về đêm giao thừa hạnh phúc năm xưa đến đêm giao thừa bất hạnh năm nay ắt hẳn chưa phải lâu lắm. Bởi lẽ em bé còn nhớ rất rõ không khí và mùi vị của đêm giao thừa: “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn” và “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Những hình ảnh đó cứ lặp lại năm này sang năm khác, trở thành những tín hiệu bất di bất dịch của phong tục cổ truyền. Thế nhưng, trên cái nền yên ả tràn ngập ánh sáng và mùi vị quyến rũ đó, Andersen dựng lên một sự tương phản: em bé phải ngồi ngoài đường giá lạnh đón giao thừa.

Lời kể nương theo dòng tâm trạng khoảng cách không gian từ nhà ra đường thì ngắn ngủi nhưng khoảng cách tâm trạng thì thật xa vợi vô cùng. Em bé ý thức được điều đó và người kể lại nắm bắt ngay được dòng nội tâm đó để kể lại cho chúng ta câu chuyện đầy thương cảm. Hầu hết câu chuyện được kể nương theo dòng tâm trạng của em bé. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra những tín hiệu người kể đang “đọc” suy nghĩ của cô bé bán diêm

Leave a Reply