Các triều đại bể dâu nhưng thi cảo trường tồn... về Nguyễn_ Chế Lan Viên. Em hiểu như thế nào về ý thơ trên. Qua Truyện Kiều, hãy bàn về sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du

Đề bài:

Các triều đại bể dâu nhưng thi cảo trường tồn. Anh lập công trên dòng ngôn ngữ ấy. Bạch Đằng anh là cắm cọc vào thời gian nước chảy. Cho nghìn năm sau vầng trăng tiếng Việt mãi còn. Nghĩ thêm về Nguyễn_ Chế Lan Viên. Em hiểu như thế nào về ý thơ trên. Qua Truyện Kiều, hãy bàn về sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du

Bài làm:

Các triều đại bể dâu nhưng thi cảo trường tồn

Trong tất cả các nhà thơ hiện đại Việt Nam cùng thời, Chế Lan Viên là người đã dành nhiều cảm hứng nghệ thuật cho thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều hơn cả. Một đời làm thơ, ở vào những thời điểm sáng tác khác nhau, Chế Lan Viên đã viết hơn 40 bài về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào, không thể không nhớ đến bài thơ của Chế Lan Viên với đầu đề “Kỷ niệm Nguyễn Du” với những câu thơ không chỉ là thơ mà như hóa thành cuộc sống: “Khi ta kỷ niệm Nguyễn Du chả ích gì cho Nguyễn/ Chả qua là để kẻ yêu thơ khỏi tủi trong lòng/ Ông đã hóa mây trắng ngang trời hoài niệm/ Hóa câu Kiều cao gấp đời ông”. Chế Lan Viên còn có bài thơ “Nghĩ thêm về Nguyễn” rất hay: “Anh sinh vào thế kỷ nhiều tà huy mưa bụi/ Quờ tay ra không người đồng điệu nằm bên/ Nỗi đau Anh trùng với nỗi đau nhân loại/ Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời riêng/ Các triều đại bể dâu nhưng thi cảo trường tồn/ Anh lập công trên dòng ngôn ngữ ấy/ Bạch Đằng Anh là cắm cọc vào thời gian nước chảy/ Cho nghìn năm sau vầng trăng tiếng Việt mãi còn /.../ Ta yêu những hịch, những Bình Ngô gọi lòng ra hỏa tuyến/ Nhưng không quên ngọn lau trắng bên đường Kiều thổi tự xa xưa”. Với Chế Lan Viên thì: “Không có Du, thế kỷ này đành tay không/ Mà Du cũng tay không, nếu không có mưa ấy, sông này, trăng kia, cỏ nọ”… Đây có lẽ là một trong những điều thấm thía nhất mà Chế Lan Viên đã rút ra trong suốt chặng đường thơ dằng dặc năm mươi năm của mình.

Khẳng định lại những giá trị bất hủ, chiều sâu tư tưởng cũng như nghệ thuật của Đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nhà thơ Vương Trọng cho rằng “Cái giá trị lớn nhất của Truyện Kiều đó là giá trị nhân văn, là tình thương, là sự nhân văn, nhân đạo. Truyện Kiều đã chạm tới cái hay, cái hay vĩnh cửu, cái giá trị mà nó không phụ thuộc vào thể chế xã hội”. Nhà thơ cũng nhấn mạnh đến những chiều sâu tư tưởng, giá trị nhân đạo và tinh thần khoan dung, khát vọng tự do trong tác phẩm và góc nhìn đa chiều về chữ tâm, chữ tài trong sáng tác của Nguyễn Du... từ đó góp phần khẳng định di sản của Nguyễn Du để lại cho hậu thế và trở thành tài sản vô giá, tinh hoa văn hóa nhân loại. Cách đây gần 35 năm, ngày 7-3-1982, tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nhà thơ Vương Trọng cũng đã có nén hương thơ “Bên mộ Cụ Nguyễn Du” với những câu thơ như có cánh: “Thanh minh trong những câu Kiều/Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân/Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân/ Phong trần còn để phong trần riêng ai/Bao giờ cây súng rời vai/ Nung vôi chở đá tượng đài xây lên/ Trái tim lớn giữa thiên nhiên/ Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa”.

Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du với những tác phẩm trong đó gửi gắm biết bao hoài vọng, trăn trở và suy tư về lẽ đời và kiếp người luôn sống mãi trong lòng các thế hệ mai sau. Như lời nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Người ta dịch vầng trăng ông/ Qua các biên thùy ngôn ngữ/ Ông có bao giờ nghĩ/ Cỏ non thơ ông xanh/ Ra ngoài thế kỷ vẫn còn xanh?...” (Kỷ niệm Nguyễn Du 2).s

Leave a Reply