Cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Dàn ý 1:

* Mở bài:

- Dẫn ý vào đề: 

“Thân em như con hạt đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay”

Câu ca dao trên là lời than thở của ngươì phụ nữ xưa kia về số phận hẩm hiu mà họ phải cam chịu trong một xã hội bất công. 

- Giới thiệu tác giả:

Hồ Xuân Hương- nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX. 

Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, bà gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ.

- Giới thiệu tác phẩm:

+Bài thơ hay và đẹp bởi nó là tiếng nói chung của người phụ nữ, là tiếng nói của nhà thơ.

+Bài thơ phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ.

bài Bánh trôi nước

*Thân bài:

1. Nghĩa thứ nhất:

Mở đầu bài thơ bằng cụm từ “Thân em” nhưng lại giới thiệu cái bánh trôi- > cái bánh dân giã quen thuộc từ nông thôn đến thành thị.

Qua lớp nghĩa thứ nhất, bánh trôi hiện lên với vẻ đẹp giản dị mà thanh tao.

Bánh trôi có sắc trắng dạng tròn xinh xắn- > cái bánh tròn trịa hay rắn nát đều phụ thuộc vào bàn tay khéo léo hay vụng về của người thợ.

Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết- > có thể dùng để cúng trời đất( Mùng 3 tháng 3 Âm lịch).

2. Nghĩa thứ hai:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

- Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp, đáng yêu - > đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: Người phụ nữ và thân phận của họ.

Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”.

Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài- > lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ.

=> Nhìn chiếc bánh trôi xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

“ Bảy nổi ba chìm vớu nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”

Một nghệ thuật rất thành công trong bài thơ là biện pháp đảo thành ngữ,nghệ thuật đối- > Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận” Bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”…mà họ phải chịu đựng.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh.

Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.

Trong gia đình, họ luôn là kẻ bị lệ thuộc, có khi còn bị coi là vật sở hữu.

=> Thật thương xót cho người phụ nữ xưa kia!

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Kết thúc bài thơ là một hình rất đẹp: “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Câu thơ khẳng định một lần nữa vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ - > Dẫu trong hoàn cảnh đau khổ đến mức nào, họ cũng vượt lên số phận “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để giữ trọn vẹn “ tấm lòng son” thủy chung, trong sáng.

Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào.

Nó nói lên bản lĩnh của phận “ nữ nhi”, mảnh mai nhưng không yếu đuối.

=> Thật tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.

* Kết bài:

- Em yêu thích bài thơ này và rất khâm phục tài năng của Hồ Xuân Hương.

- Hồ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có- > đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. 

- Bà rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thận phận chìm nổi của họ.

~>Điều đó khiến thơ bà sống mãi trong lòng người đọc.

Hồ Xuân Hương- nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX

Dàn ý 2

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.

- Giới thiệu tác phẩm, ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ: Bánh trôi nước là một trong những bài thơ vịnh vật xuất sắc của Hồ Xuân Hương, mượn hình ảnh bánh trôi tác giả kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

b. Thân bài:

- Bài thơ miêu tả quá trình làm bánh trôi nước, bánh hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín 

- Mượn đặc điểm trên bài thơ miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam

+ Vẻ đẹp hình thể: Đẹp trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị “Thân em...tròn”.

+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nư VN, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình “Bảy nổi ...non”.

+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, Thuỷ chung, son sát “Rắn nát mặc ...son”

- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ như lời khẳng định phẩm chất trong sach, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhâ phẩm của người phụ nữ.

c. Kết bài

Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

Leave a Reply