Cảm nghĩ về một món quà mà em nhận được thời thơ ấu (món quà giáng sinh)

Mỗi lần Giáng Sinh đến, dù có đạo hay không, chúng ta cũng bận rộn hơn thường ngày. Nhất là với cuộc sống tại đây, mùa Giáng Sinh và những ngày cuối năm dương lịch là những ngày chúng ta được nghỉ làm, nghỉ học nên nhiều người thường tổ chức tiệc tùng hay đi dự lễ tại các nhà thờ. Ngoài ra chúng ta còn phải lo mua sắm: mua quần áo mới, mua quà cho bạn bè và người thân trong gia đình. Người nào gia đình càng đông càng phải mua sắm nhiều. Không những thế, chúng ta còn phải trang hoàng nhà cửa, gởi thiệp Giáng Sinh cho bạn bè hoặc người thân ở xa, lo tính toán để xem cần mời những ai đến dự tiệc với gia đình chúng ta và lo đi chợ để chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng Sinh. Nếu quý vị tham dự trong ca đoàn của nhà thờ hoặc có con cái trong các ban hát lễ, quý vị còn bận rộn hơn nữa. Với tất cả những bận rộn và lo lắng đó, chúng ta dễ sinh ra bối rối, nhức đầu, và vì thế dễ bực bội, cáu kỉnh.

Giáng Sinh là một ngày lễ tôn giáo

Thường thường, trong những ngày lễ lớn hay trong dịp đặc biệt, là lúc chúng ta có nhiều lo lắng, nhiều việc phải làm gấp, khiến tinh thần căng thẳng thêm vào đó là những cảm xúc hay kỷ niệm ngày lễ gợi cho chúng ta nhớ lại và vì thế chúng ta dễ cau có hay phiền giận người chung quanh. Đó là lý do tại sao trong dịp lễ Giáng Sinh, dịp Tết cũng như khi gia đình có đám tang, đám cưới, người trong gia đình thường dễ có chuyện rầy rà nhau. Có nhiều người vì những ấn tượng hay kỷ niệm không đẹp về ngày lễ, ngày tết mà khi lớn lên đâm ra không thích những ngày đó.

Có một điều mà có lẽ chúng ta không biết hoặc không để ý, đó là những chuyện vui buồn trong gia đình cũng như những chuyện xảy ra trong những dịp đặc biệt thường để lại một ấn tượng sâu đậm trong ký ức con cái chúng ta. Con cái trong gia đình thường để ý, quan sát những điều cha mẹ làm, những lời cha mẹ nói cũng như cách cha mẹ cư xử với nhau. Những điều đó khó phai mờ trong trí con em chúng ta. Khi trưởng thành và có gia đình riêng, những điều đó cũng sẽ ảnh hưởng phần nào trên gia đình của con cái chúng ta. Có một người kia lập gia đình đã lâu và sống xa cha mẹ đã nhiều năm nhưng mỗi lần đến Tết hay lễ Giáng Sinh, người đó thường có một cảm nghĩ không vui và vì thế không thích những dịp lễ tết. Lý do là vì trong suốt thời thơ ấu, cứ mỗi lần đến Tết hay Giáng Sinh, người đó lại phải nghe những lời than van của mẹ, của bố hoặc phải chứng kiến bố mẹ cãi nhau về những chuyện nhỏ nhặt không đâu.

Có một người khác sinh trưởng trong gia đình tin Chúa và trong thời thơ ấu có nhiều kỷ niệm đẹp với gia đình, đặc biệt là những kỷ niệm trong mùa Giáng Sinh. Vì sinh trưởng tại Đà-lạt, đối với người đó Giáng Sinh là mùa đẹp nhất trong năm. Trời trong xanh, gió lạnh. Đêm đêm mấy chị em mặc áo pa-đờ xuy đội mũ, mang găng tay đến nhà thờ tập hát Giáng Sinh. Cứ mỗi lần Giáng Sinh đến tất cả chị em trong nhà được mẹ mua cho mỗi đứa một chiếc áo đầm trắng để hát trong ban hát nhà thờ. Đêm Noel ở nhà thờ về bao giờ trong nhà cũng có một món ăn khuya, tuy chỉ đơn sơ như cháo gà, cháo vịt nhưng cả gia đình quây quần ăn uống vui vẻ. Và điều đặc biệt nhất là luôn luôn có một số thanh niên nam nữ trong nhà thờ hay trong vòng bà con đến cùng ăn với gia đình. Ngoài ra, mỗi năm trong nhà đều có chưng một cây Giáng Sinh với đèn màu thật đẹp. Mùi thơm từ cây thông tỏa ra, hòa với tiếng nhạc Giáng Sinh làm căn phòng khách nhỏ bé trở nên một nơi ấm cúng và thiêng liêng làm sao. Những hình ảnh, màu sắc và mùi hương đặc biệt của mùa Giáng Sinh đã để lại một kỷ niệm đẹp trong tâm trí của mấy chị em. Ngày nay mỗi người đi một nơi và có đời sống riêng nhưng đến mùa Giáng Sinh tất cả mấy chị em đều hướng về quê nhà với lòng thương nhớ dạt dào và người nào cũng muốn tạo những kỷ niệm đẹp như thế trong đời sống con cái của mình.

món quà giáng sinh

Giáng Sinh là một ngày lễ tôn giáo. Dù ngày nay người ta đã thương mại hóa hay trần tục hóa lễ Giáng Sinh, ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ không ai chối cãi hay thay đổi được. Giáng Sinh là dịp cả thế giới kỷ niệm ngày Con Đức Chúa Trời sinh ra làm người. Chúa Giê-xu đã xuống đời, hy sinh chịu chết để cứu con người ra khỏi tội. Ngày Chúa giáng sinh là ngày vui mừng cho nhân loại, như lời các thiên sứ đã loan báo cho đám mục đồng ngày xưa: Đừng sợ, tôi đến báo cho các anh một tin mừng. Tin này sẽ đem lại niềm vui lớn cho mọi người. Đêm nay Chúa Cứu Thế, Đấng Cứu Tinh của nhân loại, đã ra đời tại làng Bê-lem (Lu-ca 2:10-11).

Trong tháng Mười Một chúng ta có ngày lễ Cảm Tạ là ngày nhấn mạnh về lòng biết ơn. Chúng ta biết ơn Thiên Chúa và tạ ơn Ngài về những điều Ngài ban trên đời sống chúng ta. Còn Giáng Sinh là mùa của hy vọng, vui mừng và tình thương. Chúa Giê-xu vì yêu chúng ta đã lìa bỏ thiên đàng, giáng sinh làm người và chịu chết trên cậy thập tự để cứu chúng ta ra khỏi tội. Sự ra đời của Chúa không những nói lên tình thương Ngài dành cho chúng ta nhưng cũng mang lại cho chúng ta niềm vui và hy vọng. Vì thế, trong dịp lễ Giáng Sinh chúng ta cảm tạ và tôn vinh Chúa, bày tỏ niềm vui mừng và chia xẻ niềm vui đó với người chung quanh. Nếu mừng lễ Giáng Sinh mà chúng ta chỉ vui chơi, ăn uống mà không nhắc gì đến tình yêu của Chúa đối với con người thì lễ Giáng Sinh cũng chỉ như một ngày vui chơi nào khác chứ không có ý nghĩa gì đối với chúng ta.

Nhiều khi con dân Chúa cũng bị lôi cuốn vào cái nhộn nhịp tưng bừng của người chung quanh mà quên đi ý nghĩa đích thực của lễ Giáng Sinh. Giáng Sinh không những là ngày của niềm vui và yêu thương những cũng là ngày chúng ta chia xẻ niềm vui và tình thương mà chúng ta đã nhận được từ Chúa với người chung quanh. Để giúp gia đình chúng ta có một mùa Giáng Sinh vui vẻ và giữ được ý nghĩa đích thực của ngày lễ, chúng tôi xin góp với quý vị một vài ý kiến sau đây. Đây là những điều chúng ta có thể làm trong mùa Giáng Sinh, để chia xẻ ơn phước của Chúa với người chung quanh, để tạo kỷ niệm đẹp cho con cái và giúp các em ghi nhớ ý nghĩa của ngày lễ.

Leave a Reply