Cảm nhận của Anh/ chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Cảm nhận của Anh/ chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2013, tr.84-85)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”

2. Cảm nhận về đoạn thơ

- Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ Việt Bắc của người cán bộ về xuôi: nhớ Việt Bắc là nhớ “những hoa cùng người”, nhớ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Trong hồi tưởng của Tố Hữu, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp:

- Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu hình ảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo.

- Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình.

Trong hồi tưởng của Tố Hữu, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp

- Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa. Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình dị: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng,... Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và chia sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn,... tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ.

- Đoạn thơ đẹp và cân đối như một bộ tranh tứ bình vừa cổ điển vừa hiện đại về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

- Nghệ thuật: Phép điệp (điệp từ, điệp cấu trúc), hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa rất đặc trưng mang màu sắc riêng của núi rừng Việt Bắc, lời thơ giàu tính tạo hình, đồng thời rất gợi cảm và giàu nhạc điệu...

3. Kết luận:

Đoạn thơ tiêu biểu cho chát trữ tình - chính trị và tính dân tộc của khúc tình ca “Việt Bắc”. Âm hưởng trữ tình của đoạn thơ cũng là âm hưởng chung vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm cũa tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.

Leave a Reply