Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. Về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý chính sau:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật.

Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà vùng biển

- Hình tượng người đàn bà hàng chài:

+ Ngoại hình: Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng (thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi...)

+ Số phận: Nhiều khốn khó với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.

  • Cuộc sống chật vật (lênh đênh sông nước, đông con, đói phải ăn xương rồng luộc...)
  • Bị người chồng hành hạ, đánh đập thậm tệ.
  • Phải chứng kiến cảnh cha con đối xử với nhau như kẻ thù.

+ Phẩm chất:

  • Đức hi sinh: thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy, vì: Thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ của người chồng (lời kể về chồng...)
  • Thương con, cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn giản (vui khi thấy đàn con được ăn no...).
  • Sự từng trải, hiểu thấu lẽ đời (trong câu chuyện với Đẩu và Phùng ở toà án)

- Nhận xét:

Sự cam chịu của người đàn bà có thể đáng trách, nhưng trên hết cũng vẫn rất đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thương chồng yêu con, nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.

Nhân vật chứa đựng nhiều mâu thuẫn, thể hiện cái nhìn đa diện, mới mẻ của nhà văn về cuộc đời và con người, đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn.

Leave a Reply