Cảm nhận của em về nhân vật Khách trong "Bạch Đằng giang phú"

+ Thời đại: Vương triều nhà Trần đi vào lịch sử với những mốc son chói lọi .... Tuy nhiên cũng giông như các triều đại phong kiến khác, sau khi đã trải qua thời kì đỉnh cao thì vương triều này cũng đã bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng

+ Trương Hán Siêu: là một đại thần giữ những trọng trách quan trọng ( ...)

+ Tác phẩm:

- Con sông Bach Đằng: một cửa biển nằm ở vị trí chiến lược. Chính vì vậy, con sông ấy và những chiến công của nó đã thành nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả khi muốn thể hiện lòng yêu nước của mình. Có rất nhiều tác phẩm viết về con sông nổi tiếng này, tiêu biểu trong số đó là Bạch Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu

- Tác phẩm được sáng tác khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng

- Bài phú thuộc thể loại cổ thể với đặc trưng là thường có kết cấu đối đáp giữa "chủ" và "khách" - Thực chất nhân vật "khách" đều do tác giả tự phân thân để làm cho quá trình miêu tả, kể lại về hình tượng, sự việc được chân thực khách quan hơn cũng nhằm giúp tác giả dễ dàng bày tỏ thái độ, tình cảm của mình hơn

Cảm nhận của em về nhân vật Khách trong Bạch Đằng giang phú

* Luận điểm 1: Nhân vật "khách" là con người có tâm hồn khoáng đạt, lãng mạn, bay bổng

+ Hai câu đầu: (tự phân tích)

→ Về sau Huy Cận, nhà thơ hiện đại đã phát triển câu văn đầy chất thơ của Trương Hán Siêu thành câu thơ mới của mình:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng"

+ 5 câu tiếp (tự phân tích)

→ Nam Cao đã từng nói: "Nhà văn chân chính phải là người biết mở hồn ra để đón lấy những vang động ở đời" Nói như thế để thấy trong trường hợp này Trương Hán Siêu chính là một nhà văn chân chính

* Luận điểm 2: một con người hết sức nặng lòng với quê hương đất nước: hướng về Bạch Đằng trong những cảm xúc tự hào, yêu mến, ngậm ngùi, tiếc nuối

- Nhân vật "khách" nhìn nhận Bạch Đằng như một thắng cảnh của non sông

- Ngậm ngùi tiếc nuối thể hiện thông qua việc miêu tả Bạch Đằng như một chiến địa.

→ Trong "Cửa biển Bạch Đằng", đại thi hào Nguyễn Trãi viết:

"Biển rung gió bấc thế tưng bừng

Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng

Kình ngạc băm vằm non mấy khúc

Giáo gươm chìm gãy bãi 3 tầng"

- Quá khứ: tiếc nuối

- Hiện tại: ngậm ngùi

( Liên hê: Tại sao Trương Hán Siêu lại có những cảm xúc như thế? Là bởi triều đại đã có những dấu hiệu của khủng hoảng...)

→ Như vậy, có thể nói nhân vật " khách" hay cũng chính là tác giả cũng là một con người năng lòng trước thời đại, đầy xót xa, đau đớn khi nhìn thấy những dấu hiệu khủng hoảng mà không thể làm gì để ngăn chặn

→ Con người Trương Hán Siêu đã bất lực trước triều đại mình khi nhìn thấy sông Bạch Đằng lại càng thêm phần ngậm ngùi tiếc nuối 

→ Bằng nghệ thuật hóa thân, bằng giọng văn chất chứa những xúc cảm, Trương Hán Siêu đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên đất nước và những suy nghĩ đầy day dứt trước thời đại của mình

Leave a Reply