Cảm nhận đoạn văn sau trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà...Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?"

I. TÌM HIỂU ĐỀ

- Bài viết phải chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn trích, chát thơ toát lên từ cảnh trí thiên nhiên.

- Khát vọng Nguyễn Tuân trong đoạn văn này.

II. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

- Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Tuân là cây bút độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại. Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà (rút trong tập Sông Đà - 1960) là một thiên tuỳ bút đặc sắc.

- Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã dựng lên một Sông Đà hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng trữ tình. Đoạn trích là một đoạn văn xuất sắc nói về chất thơ Sông Đà.

Sông Đà hùng vĩ

2. Thân bài

а. Sông Đà, một tính nết thất thường

Hung dữ tột bậc nhưng cũng duyên dáng trữ tình rất mực: "Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc". Không chỉ duyên dáng mà Sông Đà còn là một dòng sông gợi cảm. Nhưng Sông Đà sẽ mất đi vẻ đẹp của nó nếu thiếu đi chất thơ huyền diệu.

b. Bức tranh thơ bằng chất liệu ngôn từ

- Nền cảnh: tĩnh lặng tuyệt đối. Chú ý cách nói: lặng tờ, lặng tờ đến thế mà thôi, tịnh không một bóng người. Sự tĩnh lặng ấy khiến cho lữ khách "xê dịch" tự do trong khung cảnh của một khung trời "huyền sử".

- Lấy tĩnh để nói động: ngô non "nhú", "cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp". Hình ảnh đẹp. Nhú, đang ra những nõn búp nói về sự sinh sôi của một miền cổ tích, nét bút mềm mại, câu chữ đầy chất thơ.

- Trung tâm của bức tranh: con hươu thơ ngộ. Cuộc đốì thoại giữa con vật lành với lữ khách hết sức sinh động: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân đã dựng lên cuộc đối thoại giao cảm tri âm này.

c. Khát vọng của Nguyễn Tuân

- Giữa đôi bờ Sông Đà, Nguyễn Tuân đã dựng lên những thước phim trữ tình để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông. Nó cho thấy, Nguyễn Tuân bao giờ cũng mê say cái đẹp. Ông là tín đồ vô tư nhất của tôn giáo nghệ thuật. Bản thân ông còn là người sáng tạo nên cái đẹp.

- Giữa lặng tờ Sông Đà, nhà văn thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp - lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Đây là khát vọng về công nghiệp hoá. Đoạn văn cho thấy tinh thần công dân bên cạnh tinh thần nghệ sĩ trong con người Nguyễn Tuân. 

Giữa đôi bờ Sông Đà

d. Một bậc thầy về ngôn từ

- Nguyễn Tuân đã góp vào kho từ vựng văn học Việt Nam hàng loạt cách nói độc đáo và ấn tượng: bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, áng cỏ sương, tiếng còi sương.

- Không chỉ tài hoa mà ngòi bút Nguyễn Tuân còn thể hiện sự uyên bác đến từng chữ. Ông mở trí tưởng tượng về phía Lí, Trần, Lê, ông ngỡ mình đang trong một khung trời cổ tích, rồi lại thêm giật mình vì tiếng còi xe lửa, lắng nghe tiếng của con vật lành. Văn Nguyễn Tuân là thế: luôn chuyển cảnh, luôn tạo bất ngờ.

3. Kết bài

- Đoạn văn cho thấy sự tài hoa, độc đáo trong bút pháp Nguyễn Tuân.

- Đoạn văn còn cho ta thây tình yêu dành cho "chất vàng mười" Tây Bắc. Đó là tình yêu của một nghệ sĩ lớn.

Leave a Reply