Cảm nhận nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu ở nhà (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

DÀN Ý 1

* Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

- Đáp lại sự vồ vập của người cha sau bao năm xa cách, bé Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Khi mới gặp ông sáu, nó ''tròn mắt'' rồi ''vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!'' ; nó không chịu nhờ ông chắt giùm nước nồi cơm to đang sôi; nó hất cái trứng cá ông Sáu gắp cho; khi ông Sáu giận quá ''vung tay đánh'', nó không thèm khóc, rồi lặng lẽ đứng dậy, ra bến, cuống xuồng, bỏ sang nhà bà ngoại. Bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha bởi gương mặt ông có một vết sẹo dài do chiến tranh gây ra, không giống như gương mặt người cha trong tấm hình chụp chung với má nó mà nó vẫn hằng yêu mến và tự hào.

- Những phản ứng bột phát, tự nhiên, ngộ nghĩnh mỗi lúc một khắc đậm cá tính mạnh mẽ, chân thật, rạch ròi, dứt khoát rất đáng yêu của bé Thu, để sau này trở thành 1 cô giao liên dũng cảm.

Cảm nhận nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu ở nhà

* Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ông Sáu là cha:

- Được bà ngoại giải thích vết thẹo trên khuân mặt ba, bé Thu tỏ ra ân hận, hối tiếc ( ''Nó nằm...như người lớn'') Vì thế trong phút chia tay người ba, bỗng dưng nó cất tiếng gọi ''Ba...a...a..ba!'', tiếng kêu như ''tiếng xé'' nó ''chạy thót lên..ba nó, nó hôn.. nữa''

- Biến chuyển tâm lý, hành động bất ngờ đã bộc lộ thật cảm động tình yêu ba mãnh liệt, sâu sắc của bé Thu.

* Cảm nghĩ tổng quát:

- Bằng sự am hiểu tâm lí và tấm lòng yêu quý trẻ thơ, bằng tài năng tạo dựng tình huống truyện và miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thật sinh động hình ảnh bé Thu, để lại ấn tượng sâu đâm trong tâm hồn người đọc. Hình ảnh bé Thu gợi cho mọi người duy nghĩ thấm thía về những éo le, đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra cho bao nhiêu đứa trẻ, bao nhiêu gia đình; về giá trị thiêng liêng của tình cha con, gia đình và giá trị nhân bản sâu sắc của tác phẩm; về đóng góp của tác phẩm cho kháng chiến.

- Hình ảnh bé Thu, hình ảnh cha con ông Sáu cùng với toàn bộ truyện ngắn ''Chiếc lược ngà'' vẫn đang nhắc nhở chúng ta cần biết trân trọng tình cảm gia đình, biết sống sao cho xứng đáng với những người đã từng chấp nhận mất mát, hi sinh cho nền độc lập, hạnh phúc của dân tộc.

DÀN Ý 2

Trong những ngày nghỉ phép ở nhà anh Sáu luôn tìm cách để gần gũi con gái được nhiều hơn, nhưng con bé Thu là một cô bé vô cùng cá tính, ngương ngạnh nó nhất định không chịu nhận ông Sáu là ba. Khi má bảo kêu ba vào ăn cơm, thì con bé cá tính chỉ ra ngoài và nói trống không "Vô ăn cơm". Nó cương quyết không chịu nhận anh Sáu là ba của mình, dù trong thâm tâm bé Thu luôn thèm khát có ba, cần tình cảm yêu thương của một người ba từ trong sâu thẳm trái tim mình. Luôn ao ước được nằm trong lòng của ba, được ba an ủi dỗ dành. 

Nguyên nhân sâu xa khiến nó không nhận anh Sáu là ba bởi những vết sẹo trên khuôn mặt anh, trông anh không còn giống người ba trong ảnh mà nó thường thấy. Con bé còn quá ngây thơ nó không thể biết được rằng anh đã hy sinh nhan sắc, sức khỏe của mình trong những trận đánh trong bom rơi đạn nổ. Nó chỉ biết nhìn anh Sáu hiện tại không giống ba nó ở trong bức hình kia nên nó cương quyết không kêu anh bằng ba, không nhận anh là ba của mình.

Trong thâm tâm bé Thu luôn thèm khát có ba

Nhân vật bé Thu là một cô bé còn nhỏ tuổi đang ở cái tuổi ngây thơ nhất nhưng tính cách của cô bé thật sự rất gai góc khiến người đọc vô cùng ấn tượng. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã vô cùng thành công khi xây dựng thành công nhân vật bé Thu với nhiều tính cách vừa đáng yêu vừa đáng giận, với những cung bậc cảm xúc vô cùng khác nhau.

Ông Sáu là một người chiến sĩ anh dũng là người hy sinh vì dân vì nước, nhưng con bé ngây thơ không hiểu được ý nghĩa sâu sắc của những vết sẹo kia. Chỉ cho tới khi trong bữa cơm ông Sáu thương con gắp cho con miếng trứng cá to nhất, ngon nhất vào bát của nó. Nhưng con bé từ chối tình cảm đó, nó gạt tay ông Sáu khiến cho miếng trứng cá rơi xuống đất, vì quá giận con không biết trân trọng đồ ăn khi đất nước mình còn nhiều khó khăn. Ông Sáu đã đánh con mấy cái vào mông khiến cho con bé giận.

Nó không khóc mà bỏ bữa chạy ra sông lấy thuyền chèo sang bên nhà ngoại của mình. Tối đó cái Thu không về nhà nó ngủ lại bên nhà ngoại. Nhưng cũng nhờ tối đó mà nó hiểu được nguyên nhân của những vết sẹo trên khuôn mặt ba của mình. Do đâu mà có, và ông Sáu hiện tại với ông Sáu trong bức ảnh cưới của ba mẹ hoàn toàn là một người.

Khi nghe ngoại kể về những chiến công của ba, rồi những khó khăn gian khổ mà ba nó phải trải qua trong chiến tranh. Bé Thu đã khóc, những giọt nước mắt thương xót, ân hận vì thái độ không đúng của mình với ba trong những ngày qua. Thông qua chi tiết này ta thấy bé Thu là một cô bé vô cùng sâu sắc, có nội tâm phong phú biết yêu thương những người thân của mình.

Ngày ông Sáu phải lên đường ông nghẹn ngào chia tay bé Thu "Ba đi nghe con" con bé òa khóc nức nở ôm chầm lấy ba của mình mà nói "Không cho ba đi đâu. Ba phải ở nhà với con" trong giây phút chia ly này tình cảm cha con vỡ òa trong tâm hồn ngây thơ của bé Thu. Nó hiện nguyên hình là một cô bé ngây thơ trong sáng luôn thèm khát tình cảm của người cha.

Qua những tình tiết diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy cô bé vô cùng giàu tình cảm, nội tâm sâu sắc, tính cách gai góc, nhưng lại có những yếu đối, ngây thơ trong tâm hồn của mình. Bởi cô bé luôn mong muốn có ba cho mình, một tình cảm thương yêu.

Leave a Reply