Cảm nhận phần trích tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Ơ-nít Hê-minh-uê (1899- 1961), nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ, được Giải thưởng Nô-ben năm 1954. Tác phẩm Ông già và biển cả (1952), kể về hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ông già trên biển cả, nhưng cuối cùng con cá khổng lồ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương. Thiên truyện là một ẩn dụ về hình ảnh con người theo đuổi những khát vọng lớn lao, dù cuối cùng thất bại, nhưng vẫn bất khuất không chùn bước. Bên cạnh đó là một nghệ thuật độc đáo với nguyên tắc kể chuyện "cứ bảy phần của nó chìm cho một phần nổi" - đó chính là "nguyên lí tảng băng trôi" trong kể chuyện do chính Hê-minh-uê đề xuất. Thiên truyện thể hiện rõ nét sức thuyết phục lớn lao của tư tưởng và văn tài của Hê-minh-uê đối với Giải thưởng Nô-ben.

Đoạn trích trong sách giáo khoa nằm ở giữa thiên truyện, diễn tả cảnh ông lão chiến đấu ngoan cường với con cá kiếm và bắt được nó.

Ông già và biển cả

1. Con cá kiếm khổng lồ - vẻ đẹp và sức mạnh siêu việt của tự nhiên

Sau tám mươi tư ngày lênh đênh trên biển cả không đánh bắt được con cá nào, ngày thứ tám mươi lãm, ông lão gặp một con cá kiếm khổng lồ. Suốt hai ngày đầu, con cá dù đã mắc câu nhưng vẫn chưa chịu khuất phục, nó lôi ông lão đi dọc ngang trên biển. Đến khi nhìn thấy con cá đuôi sức nổi lên mặt nước, chính ông lão, người thợ câu già dặn của biển cả, cũng phải kinh ngạc: Thoạt tiên, lão thấy một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó: không, nó không thể lớn như vậy được; cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím. hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm; thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình; cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xoè rộng; con cá lại tiếp tục lượn vào theo vòng tròn của nó trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động; mõm nó dài, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng nước cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung, phóng vút lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Một con cá to lớn và tuyệt đẹp. Đó chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, một vẻ đẹp khổng lồ xứng đáng với cái rộng mênh mông, hùng vĩ của biển cả, nơi luôn chứa đựng bao điều bí mật và những sức mạnh cũng như những hiểm hoạ không lường.

Vẻ đẹp khổng lồ rực rỡ cũng như sức mạnh ấy của con cá khiến ông lão cũng phải thán phục: Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Con cá như là sản vật của tự nhiên mà con người bằng mọi gan dạ, mưu trí để chinh phục, là vận may của con người sau mọi gian truân, vất vả tìm kiếm. Nó được tôn trọng, được bình đẵng với con người về vẻ đẹp và sức mạnh. Vì thế trong trận chiến với con cá kiếm này, ông lão coi con cá như một người anh em, một con người thật sự. Vì vậy, ông có những lời nói âu yếm với con cá: ta chỉ thạo hơn cu cậu ở mỗi cái trò mánh lới; còn cu cậu thì đâu có làm hại ta chút mảy may, cu cậu sẽ đưa ta vào tới bờ... Trong những lời trò chuyện của ông với con cá, ông coi đó như là một người bạn cùng chiến đấu trong một trận thể thao giao hữu, chứ không phải là trận quyết chiến với kẻ thù. Điều đó cho thấy sự hoà đồng, tôn trọng, thán phục cửa ông lão với vẻ đẹp và sức sống vô tận của biển cả.

2. Ông lão đánh cá - người chinh phục thiên nhiên

Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ ấy, ông lão đã phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển.

Cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ là cuộc chiến gay go và ngoan cường, khẳng định sức mạnh cả tinh thần và thể chất của con người.

Ngày thứ ba, con cá bắt đầu mệt mỏi và dần khuất phục ông lão. Ông lão đã già, quá già, lại cộng thêm quá mệt mỏi vì suốt hai ngày đêm bị con cá kéo chạy dọc ngang trên biển, chỉ ăn một chút cá sông, uống nước cầm hơi, ông gần như kiệt sức: mồ hôi ướt đẫm người, lão mệt thấu xương; hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ; mồ hôi xát muối vào mắt lão; hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng; chưa bao giờ mình mệt như thế này; lão lại thấy xây xẩm mặt mày, lão cảm thấy choáng váng, đau đón và không nhìn rõ; lão cảm thấy mình sắp ngât đi,... Ông mệt mỏi và suy sụp đến nỗi: lòng kiêu hãnh cũng đã mất từ lâu.

Ông lão đánh cá

Nhưng ông lão vẫn kiên cường, không bỏ cuộc. Bởi lẽ, cuộc đấu với con cá được ông lão coi là một cuộc đấu thực sự không chỉ vì mưu sinh mà còn vì danh dự của con người sinh sông lâu đời trên mặt biển. Ông lão luôn tự động viên mình: mày khoẻ, mày luôn luôn khoẻ; đầu ơi, hãy tỉnh táo, mình sẽ cô thêm lần nữa; hãy đứng vững, đôi chân kia; tỉnh táo vì tao, đầu à, bọn mày chưa bao giờ bại trận,... Với những kinh nghiệm và trí thông minh của người đánh cá lão luyện, ông đã dồn sức để bắt con cá: thả dài dây câu, kéo dây, nới dây, thu dây về,... để con cá, dù có sức mạnh ghê gớm nhưng không thể tuột ra khỏi bàn tay già dặn kinh nghiệm của ông lão. Ông lão còn vận dụng cả kinh nghiệm về các cơn gió và con sóng để lựa đường kéo con cá. Con cá rất khoẻ, không dễ khuất phục, nhưng ông lão còn bền bỉ hơn nó bởi kinh nghiệm, đặc biệt là ý chí.

Để nói về ý chí và sức chịu đựng của ông lão, ý nghĩ ấn tượng nhất của ông lão trong đoạn trích này là: Hãy giữ đầu óc tinh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá. Điều đó có nghĩa là sự chịu đựng của con người luôn thể hiện trong trạng thái lặng lẽ, âm thầm, cô đơn, không thể chia sẻ, chỉ có mình mang hết mọi gánh nặng cuộc sông trên thế gian này. Một ý nghĩ mang tính triết lí.

Cuối cùng, dồn tất cả mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, để đương đầu với cơn hấp hối của con cá, ông lão đã phóng lao vào con cá. Hình ảnh ông lão đứng trên đôi chân già nua, run rẩy, nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh để phóng mũi lao vào đúng trái tim con cá, là hình ảnh tuyệt đẹp, như một bức tượng đài về sự chiến thắng đầy gian khổ của con người trong công cuộc chinh phục tự nhiên.

Ông lão đã chiến thắng: bắt được con cá kiếm khổng lồ. Đối với ngư dân, bắt được cá, mà cá càng to thì niềm vinh dự, lòng kiêu hãnh càng lớn. Con cá là vận may của ông lão sau hơn tám mươi ngày ròng rã lênh đênh trên biển. Bên cạnh việc đánh bắt cá như một phương tiện mưu sinh (ông lão đã từng tính, con cá nặng hơn nửa tấn, giá ba mươi xen (cen) một pao (pound) thì sẽ được bao nhiêu tiền), bắt được nhiều cá và cá lớn là minh chứng cho những kinh nghiệm nghề nghiệp, vận may trên biển, là thành quả của ý chí và lòng quả cảm của con người. Đó là sự chiến thắng thật sự vinh quang của con người lao động đầy mưu trí và lòng dũng cảm.

Nhưng con người anh hùng ây thực ra lại là con người rất bình thường. Chân dung ông lão hiện lên với tất cả khả năng cũng như những giới hạn của con người: vừa kiên cường, dũng cảm, vừa đầy ý chí và nghị lực nhưng cũng bình thường, yếu đuối và nhỏ bé.

Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật của nhân vật trong tác phẩm của Hê-minh-uê. Nhưng có lẽ, đặc điểm ấy mới thể hiện đúng đắn nhất hình ảnh thật của một con người anh hùng trong cuộc đời.

3. Nguyên lí tảng băng trôi - nghệ thuật kể chuyện đặc sắc

Tác phẩm là thiên truyện minh chứng rất rõ cho "nguyên lí tảng băng trôi" do tác giả đề xuất. Sự kiện hầu như không có gì: đuổi theo cá, cá cắn câu, bắt cá và bị cá mập tấn công, chông trả và về đến bờ trong thất bại. Tâm trạng nhân vật chủ yếu bộc lộ qua độc thoại nội tâm mang tính đối thoại. Nhà văn rất có ý thức nhường lời cho nhân vật; cố giấu mình hết mức. Hình ảnh ông già Xan-ti-a- gô được miêu tả cô đọng đến mức tôi đa. Tất cả đoạn trích kể về chuyện ông lão bắt cá dường như chỉ là những lời được nhắc lại qua cảm giác và những độc thoại nội tầm của ông lão. Có khá nhiều cụm từ như lão nói, ông lão nói, lão nghĩ, lão thấy, lão cảm thấy, cảm giác,... báo hiệu hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm, một biện pháp phổ biến trong tác phẩm của Hê-minh-uê. Với điểm nhìn được đặt vào nhân vật như vậy, bộ mặt tâm lí ông lão hiện lên rất rõ: dù mệt mỏi, suy sụp, ở ông lão vẫn tiềm tàng sức mạnh, ý chí và lòng quả cảm.

Đấy là phần nổi của câu chuyện, một phần của "tảng băng trôi", còn "bảy phần chìm" của tác phẩm là ở đâu? Đó là ở những hình ảnh mang tính ẩn dụ và tượng trưng cao của câu chuyện.

Bên cạnh cá kiếm như là biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh hùng vĩ của tự nhiên bị con người chinh phục, biểu tượng của sự chiến thắng và chinh phục của con người trước tự nhiên thì đàn cá mập lại là hình ảnh của cái xấu xa, hung dữ, khát máu, là sức mạnh cuồng nộ, man dại và khủng khiếp của tự nhiên mà con người không tài nào thắng nổi.

Tảng băng trôi

Ngoài ra, còn có thể dẫn ra nhiều cách hiểu về hình tượng ông già và biển cả. Người thì cho rằng, đánh bắt cá, đặc biệt là cá lớn là sự khẳng định sự tồn tại của con người (G. Ca-rây). Có người khẳng định: Ông già và biển cả là bài ca ca ngợi sức sông quật cường của con người (Lê Đình Cúc). Người thì phát hiện: tác phẩm miêu tả cuộc vật lộn gay gắt giữa con người với thiên nhiên đầy chân thực; từ đó nâng lên tầng ý nghĩa thứ hai, nêu cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chông trả của con người (Phùng Văn Tửu). Thậm chí, có người còn cho rằng Xan-ti-a-gô là biểu tượng của Chúa: nhọc nhằn, vất vả, đầy sức mạnh, lòng can đảm, tình yêu mãnh liệt, đấu tranh ngoan cường với số phận bi đát,... Xan-ti-a-gô còn là một huyền thoại: con người sinh ra là để chịu đựng, đương đầu với những khó khăn, gian khổ, rủi ro, thất bại, nhưng không bị đè bẹp bởi sô" phận mà vẫn vươn lên, tiềm tàng những khát vọng lớn.

Ông già Xan-ti-a-gô là biểu tượng hùng vĩ của con người chinh phục biển cả, một mình đơn độc bắt cá và chống trả lũ cá mập khát máu. Suy rộng ra, đó cũng là biểu tượng của con người trên đường chinh phục thế giới, thực hiện khát vọng, mơ ước của mình một cách ngoan cường. Nhưng mặt khác, đó vẫn là con người bình thường, yếu đuối, đơn độc, rất đỗi con người.

Ông già và biển cả - câu chuyện một ông già đơn độc tự chiến dấu, chiến thắng và thất bại trên biển cả - xứng đáng được xem như một thiên anh hùng ca về con người và hành trình con người thực hiện những khát vọng lớn lao của mình bằng ý chí và lòng dũng cảm. Tác phẩm đã được sáng tạo với một nghệ thuật đặc sắc: nhân vật chủ yếu tự bộc lộ bằng cái nhìn bên trong — độc thoại nội tâm được khai thác triệt để; các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ được lựa chọn nghiêm ngặt, tạo tính hàm súc, đa nghĩa; các sự kiện được giản lược đến mức tôi đa,... Thiên truyện quả là một kiệt tác.

Leave a Reply