Cảm nhận truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

1. Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là người lính và là nhà văn viết nhiều về người lính. Trước 1975, Nguyễn Minh Châu thiên về ngợi ca những nhân vật thấm nhuần những chuẩn mực đạo đức cách mạng biểu hiện ở lòng căm thù, sự hi sinh và công hiến, tình đồng chí, đồng đội, đồng bào. Sau năm 1975, tác phẩm Nguyễn Minh Châu trở về với đời thường, đi sâu khám phá sự thật đời sông ở bình diện thế sự đạo đức. Thế giới nhân vật đa dạng hơn, tính cách và tâm lí nhân vật nhiều chiều, phức tạp và đầy nghịch lí hơn.

Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở dường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta hiện nay (Nguyên Ngọc, Lời mở đầu, Hội thảo nhân ngày giỗ đầu nhà văn Nguyễn Minh Châu, báo Văn nghệ, số 7, 1990).

2. Khởi đầu là câu chuyện về một phóng viên được giao nhiệm vụ đi săn một bức ảnh nghệ thuật, ảnh tĩnh vật về thuyền và biển, vào buổi sớm có sương mù và sự phấn khích đến tuyệt đỉnh của anh khi phát hiện ra trước mắt mình một cảnh tượng đẹp như bức tranh mực tàu của danh hoạ thời cổ: Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu nào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù hệt cánh một con dơi...; một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích...

Chiếc thuyền ngoài xa

3. Ngay sau đấy là mặt trái của tấm ảnh mà phóng viên đã nhìn và nghe thấy:

- Người đàn ông với tấm lưng rộng và cong như chiếc thuyền, chân đi chữ bát, tóc tổ quạ, lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt dữ dằn dẫn người đàn bà mặt rỗ thô kệch, xấu xí vào một chỗ khuất bên chiếc xe rà phá mìn rồi bất ngờ trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng da to bản có khoá sắt quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở, răng nghiến ken két, mỗi lần quật xuống lại một lần nguyền rủa: Mày chết di cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. Người đàn bà thì cam chịu đầy nhẫn nhục, không kêu la, không chông trả, cũng không chạy trốn;

- Bênh mẹ, thằng Phác - đứa con trai xông ra giằng được thắt lưng và thẳng cánh quật chiếc khoá sắt vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ đầy lông lá của bố mình.

- Kết thúc trường đoạn phim là sự van xin một cách đau đớn, xót xa, tủi nhục của người mẹ với đứa con, sự im lặng của thằng Phác và sự trở lại con thuyền của người đàn bà cùng người chồng vũ phu, như chưa hề có chuyện gì xảy ra, để rồi dăm ba ngày sau lại tiếp diễn một kịch bản như thế.

- Những nghịch lí, cuộc sống lam lũ và u tối cũng như số phận đau đớn và ngang trái của gia đình làng chài, nhất là của phụ nữ và trẻ con là nội dung bên trong của bức ảnh nghệ thuật. Đó là phát hiện thứ hai của phóng viên nhiếp ảnh sau phát hiện đầu tiên về vẻ đẹp mê hồn bèn ngoài của chiếc thuyền ngoài xa.

4. Câu chuyện của người đàn bà nơi toà án huyện

- Người đàn bà sợ sệt, khúm núm như bất kì người dân đen nào khi vào cửa quan (lạy lục, chắp tay vái lia lịa, con lạy quý toà...) nhưng lại rất tự tin, tự nhiên và sắc sảo khi thuật lại những bi kịch của chính mình với ngoại hình xấu xí, mặt rỗ, tuy gia đình khá giả khó lấy được tấm chồng tử tế nên chót lỡ với con trai nhà hàng chài; khi biện minh cho cảnh sông cơ cực mỗi khi động biển, vợ chồng con cái ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muôi vì đẻ nhiều quá, thuyền chật chội quá; khi trách cứ quan toà: là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông và khi khẩn thiết van xin Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...

Sẽ rất khó phán xử bằng điều này, luật nọ trước lí lẽ khó bắt bẻ của người đàn bà nghèo, bất hạnh: đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khỉ khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trển đất được. Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú dừng bắt tôi bỏ nó!

- Câu chuyện về người đàn bà khiến trong đầu vị Bao Công của phố huyện như có một cái gì vừa mới vỡ tung ra. Đó chính là sự thức tỉnh được những sự thật phũ phàng về thân phận con người sống trong lam lũ, cực nhục, u tối mà lẽ ra trước đây anh phải biết và góp phần giải phóng cho họ như anh đã từng chiến thắng kẻ thù nơi mặt trận.

- Còn với Phùng, câu chuyện này giúp anh hiểu thêm sự thực của đời sống kể cả cái tàn bạo, bất công, nghịch lí lẫn cái cao thượng, thấm đẫm tình người, cái
bí ẩn dường như không thể lí giải nổi của đời sống tình cảm...; cũng chính là hiểu mặt sau của tác phẩm nghệ thuật.

Người đàn bà nơi tòa án

5. Sáng tạo tình huống và sử dụng ngôn ngữ là những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện:

- Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, nhưng lại luôn mở ra những tình huống bất ngờ đầy nghịch lí (bức ảnh tuyệt đẹp mà Phùng chụp được và cảnh tượng diễn ra ngay sau đó, người đàn bà luôn bị chồng đánh đập nhưng lại van xin toà án đừng bắt chị phải bỏ chồng). Từ những nghịch lí của đời sống dẫn dắt đến tình huống nhận thức cho Đẩu và Phùng về sự phức tạp, đa đoan, bí ẩn của cuộc đời và con người.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Minh Châu qua ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật:

+ Người kể chuyện có lối kể lúc thì sinh động, hấp dẫn như khi miêu tả khung cảnh trời cho với mũi thuyền, bầu trời trong sương sớm, tấm lưới, gọng vó đạt tiêu chuẩn cho bức ảnh nghệ thuật; lúc đầy giận dữ nhưng cũng bất lực khi thuật lại cảnh bạo hành; lúc thì sâu lắng khi suy ngẫm về thân phận con người, nhất là người phụ nữ.

+ Mỗi nhân vật có lôi nói riêng phù hợp với tính cách và tâm lí: người chồng thô bạo, cục cằn; người vợ nhẫn nhục, cam chịu khi nói về chồng mình, dịu dàng, xót xa khi nói về con, khúm núm, sợ sệt nơi công đường những sắc sảo, tự tin khi nói về thân phận chính mình,...

Leave a Reply