Cảm nhận về đất nước trên các bình diện, tư tưởng Đất Nước Nhân dân trong chương Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

I. GIỚI THIỆU

1. Đề tài Tổ quốc trong thơ Việt Nam hiện đại

Chưa có thời kì lịch sử nào mà Tổ quốc Việt Nam phải chịu quá nhiều những thăng trầm, mất mát và hi sinh như giai đoạn từ Cách mạng mùa thu 1945 đến lúc cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc. Ba mươi năm, Tổ quốc Việt Nam đi trọn một chặng đường mà cả loài người phải kinh ngạc: đánh thắng hai đế quốc lớn nhất thời đại và lập nên những kì tích huy hoàng.

Bởi thế mà thơ viết về Tổ quốc Việt Nam cũng chưa bao giờ nhiều và hay đến thế.

Các nhà thơ cách mạng Việt Nam dường như ai cũng có những bài thơ viết về đất nước. Thơ viết về đất nước càng ngày càng phổ biến và hấp dẫn, sâu sắc, lắng đọng và chứa nhiều suy ngẫm.

2. Tác giả

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm quê gốc ở thành phố Huế, là con trai của nhà phê bình mác-xít Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hoá tiến bộ và cách mạng, Nguyễn Khoa Điềm hấp thụ được những tinh hoa của gia đình và xứ sở. Trưởng thành trên ghế của trường học xã hội chủ nghĩa, ông có những suy nghĩ rất chín, rất sâu về nhân dân và đất nước.

Chiến tranh chống Mĩ bùng nổ, giã từ giảng đường đại học, Nguyễn Khoa Điềm gia nhập quân ngũ vào Nam chiến đấu, hoạt động ở nội thành và bị bắt. Ông từng sống trong lòng đô thị miền Nam, chứng kiến những đồng đô la xanh từ bên kia đại dương đã bay vào nước Việt làm băng hoại bao giá trị cổ truyền của nhân dân và đất nước. Con người Việt Nam sống trong bầu khí quyển của đồng tiền vạn năng nước Mĩ đã rất dễ quên đi những thuở sơ khai của mình, của gia đình và nòi giống. Năm 1971, Nguyễn Khoa Điềm được giải thoát và trở lại chiến khu, ông viết trường ca Mặt đường khát vọng để phản ánh và cổ vũ cho những sinh viên học sinh xuống đường nối vòng tay lớn. Mặt đường khát vọng chính là con đường của tuổi trẻ miền Nam đi tìm lại những giá trị đích thực của cha ông, giống nòi.

Tổ quốc thiêng liêng

II. PHÂN TÍCH

1. Cảm nhận chung về đoạn thơ

a. Đoạn thơ là chương V của bản trường ca. Ở chương này tác giả cảm nhận đất nước từ nguồn cội đến bây giờ trên những bình diện thời gian và không gian, lịch sử và địa lí, phong tục và văn hoá... để hội tụ về suy ngẫm: Đất nước của nhân dân.

b. Giọng điệu bao trùm của đoạn thơ là giọng điệu trữ tình chính luận. Mượn một câu chuyện của hai người yêu nhau, tác giả nói về đất nước một cách khéo léo: thì thầm, tâm sự, nhỏ nhẹ, giản dị và sẻ chia... Cả đoạn thơ như một câu chuyện tình yêu ngọt ngào trong thời gian, không gian đất nước. Những điều đôi trai gái thì thầm tuy là những vấn đề lớn về Tổ quốc nhân dân nhưng lại rất gần gũi, giản dị và bình thường. Đó như là điều không của riêng ai.

c. Đoạn thơ có thể chia làm 2 phần:

- Phần 1. Cảm nhận về đất nước trên các bình diện.

- Phần 2. Tư tưởng đất nước nhân dân.

2. Cảm nhận

a. Cảm nhận về đất nước

Nhà thơ đã cảm nhận đất nước trên hai phương diện: thời gian và không gian. Hai phương diện ấy chính là đất nước của lịch sử và địa lí. Từ hai phương diện ấy thi sĩ dựng lại được chân dung đất nước của tình yêu và công hiến.

- Đất nước của thời gian và lịch sử

Suốt cả hành trình thời gian, thi sĩ nhận ra: đất nước có một chiều sâu vản hoá, nhân nghĩa, thuỷ chung, nhưng đất nước cũng gắn với bao nhọc nhằn: miếng trầu dập nát nên máu đỏ tươi, bới tóc của mẹ chứa đầy sương nắng lam lũ, đất nước trồng tre đánh giặc, yêu nhau bằng muô'i mặn gừng cay, hạt gạo đau trong cối xay, cối giã; cái kèo, cái cột thành tên...

Nhưng cũng trong hành trình lịch sử ấy, đất nước còn là tình yêu: Đất là anh, Nước là em. Đất nước có ông bà Lạc Long Quân và Âu Cơ - yêu nhau và sinh con đẻ cái. Anh và em hôm nay là lớp người thứ bốn nghìn giống nhau lứa tuổi và trong anh trong em hôm nay đều "Có một phần đất nước...".

Chỉ có tình yêu, đất nước mới trường tồn bất tử. Không có tình yêu, sinh con đẻ cái đất nước này chỉ là hoang mạc. Nhà thơ nói thẳng một điều:

Em ơi em! Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời

- Đất nước của không gian và địa lí

Lần theo thời gian, đất nước còn là không gian địa lí với những hình ảnh: núi Vọng Phu - hòn Trống Mái, ao đầm sau gót ngựa Thánh Gióng, chín mươi chín
con voi chầu đất Tổ Hùng Vương. Đất nước là rồng năm im trong dòng sông, là núi Bút, non Nghiên, là Hạ Long với trăm ngàn thắng cảnh, là núi Bà Đen, Bà Điểm, ông Đốc, ông Trang... Đó là huyền thoại về "Những cuộc đời đã hoá núi sông ta".

Cảm nhận đất nước ở phương diện không gian địa lí, thi sĩ cũng nhận được những tình yêu và lòng chung thuỷ, những sự vật, cảnh vật bình thường đã thành huyền thoại: "Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi - Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha".

Dù trên phương diện thời gian lịch sử hay không gian địa lí, cảm nhận cuối cùng của thi sĩ vẫn là đất nước của tình yêu và văn hoá.

b. Đất Nước của Nhân dân

- Đất nước của câu chuyện tình yêu giữa anh và em được cảm nhận trên nhiều phương diện như trăm sông ngàn suối cuối cùng chảy về biển lớn nhân dân.

Đất nước của nhân dân theo cách nghĩ của nhà thơ là nhân dân của thời gian "bốn nghìn năm" không ngưng nghỉ:

Năm tháng nào cũng "người người lớp lớp", của "bốn nghìn lớp người", "đã sống và chết" rất "giản dị bình tâm" để họ "làm nên Đất Nước". Trong bốn ngàn năm với bốn ngàn lớp người ấy, có người là anh hùng "cả anh và em đều nhớ", có bao người là vô danh, "không ai nhớ mặt đặt tên". Nhưng họ đã làm nên Đất Nước. Tất cả quy tụ vào trong một chữ "Họ": 5 chữ "Họ" đứng một hàng thẳng tắp:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mọi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Họ chính là số đông với bốn ngàn năm, với lớp lớp người chống giặc ngoại xâm, đánh bại nội thù để cho:

Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Nhà thơ lí giải thêm: Đất nước của nhân dân là đất nước của ca dao thần thoại dạy con người bản năng sống và yêu nhau, dạy con người bản năng đánh giặc cứu nước, như những "dòng sông bắt đầu từ đâu" vẫn chảy suốt trong bốn ngàn năm đất nước.

Đất nước nhân dân là một khái niệm rất mới trong văn học hiện đại. Nhưng thực ra đó là điều có thực. Xưa đất nước xã tắc giang sơn là của Vua. Nay đất nước được viết hoa trong khái niệm Nhân dân.

Đất nước của nhân dân gợi cho mỗi người trách nhiệm đóng góp, giữ gìn và bảo vệ. Đất nước của nhân dân cũng là đất nước của mỗi người trong đó có bà, có mẹ có anh, có em, có cả bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi.

Nhận xét: Viết cho một đối tượng có học thức (sinh viên, học sinh miền Nam lúc bấy giờ) nên tác giả đã chọn giọng điệu trữ tình chính luận. Tác giả không sa vào hô hào, cao hứng mà dùng cách nói tâm tình, chia sẻ, đồng cảm nên bài thơ viết về một đề tài cũ vẫn không sáo mòn, viết về chính trị mà vẫn không khô khan.

Cả đoạn thơ là song hành của cặp phạm trù cũng là cặp hình ảnh: Anh và em - Đất và nước. Đây chính là lối cấu trúc dùng sự tương phản để phản ánh sự tương đồng.

Đất nước thiêng liêng

BÀI LÀM THAM KHẢO

Về mặt câu trúc, đoạn thơ Đất Nước có hai mạch cấu trúc lớn: mạch cảm nhận chung về đất nước (từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời...") và mạch khẳng định tư tưởng đất nước là đất nước của nhân dân (phần còn lại). Hai mạch thơ này có sự liên quan về ý tưởng nhưng vẫn có sự độc lập tương đối về cấu trúc và cảm hứng.

Bằng giọng thơ chính luận (biểu hiện trong cách viết ưa phân tích, lí giải trực tiếp, những nhắn gửi trực tiếp) mà vẫn da diết trữ tình kết hợp với những lời thơ khi thì trực tiếp khi thì gián tiếp gắn với bao chất liệu văn hoá dân gian ("ngày xửa ngày xưa...", miếng trầu, trồng tre đánh giặc, tóc...bới sau đầu, gừng cay muối mặn, đánh rơi chiếc khăn, "Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc", "Con cá ngư ông móng nước biển khơi", Lạc Long Quân và Âu Cơ, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, "yêu em từ thuở trong nôi", quý công cầm vàng...) nhằm khơi gợi những liên tưởng thấm thìa, Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên được trong đoạn thơ của mình một không gian nghệ thuật mang tính nhắn nhủ vừa lạ lùng vừa gần gũi thân quen nhằm hướng đến việc làm nổi bật tư tưởng cốt lõi của đoạn thơ: tư tưởng đất nước là đất nước của nhân dân.

Cảm nhận chung về đất nước:

Đất nước không siêu hình, trừu tượng, lớn lao đến mức không cảm nhận được mà rất cụ thể, thân thuộc và gắn bó với mỗi người, đất nước là của từng người dân, của chính nhân dân từ bao đời. Có thể cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức đơn sơ da diết và hữu hình hằng ngày để càng yêu hơn đất nước.

Đất nước có từ lâu đời. Đất nước tồn tại quá hiển nhiên bên ta đến mức lòng ta lắm lúc vô tình tưởng chừng như quên lãng, hình như chưa bao giờ ta tự hỏi đất nước có từ bao giờ. Nguyễn Khoa Điềm không trả lời theo kiểu các nhà lịch sử truy tìm cội nguồn về 4000 năm đất nước. Sự xác định của tác giả vừa bâng khuâng đến xáo xác, mơ hồ mà vẫn thiêng liêng xác thực biết bao: "khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi".

Đất nước ẩn chứa trong những gì bình dị, thân thuộc nhất:

Đất nước chứa chan trong không gian cổ tích mẹ ta hay kể lúc ta ấu thời (để rồi từ đó, đất nước đi vào tâm hồn ta cùng với bao mơ ước về lẽ phải, điều thiện). Đất nước hiện hoá cụ thể trong thói quen bao đời của bà, của mẹ, của những người thân thích ruột thịt: tục bới tóc (của mẹ), tục ăn trầu (của bà). Đất nước hiện hình trong những phong tục tập quán ấy. Đất nước gắn với tình yêu "gừng cay muối mặn" thuỷ chung mặn nồng trong gian khổ và đi qua gian khổ của mẹ cha ta, đất nước nuôi lớn tình yêu ấy. Đất nước gần gũi thân thương bên ta, có mặt trong từng ngôi nhà ta ở ("cái kèo cái cột thành tên"), hạt gạo ta ăn (đã qua một nắng hai sương "xay, giã, dần, sàng"). Đất nước ngày càng lớn lên, vững chãi với truyền thông đánh giặc, truyền thông lao động cần cù...

Đất nước tồn tại trong "thời gian đằng đẵng":

Trong chuỗi thăm thẳm thời gian mịt mùng sương khói tưởng chừng vô tăm vô tích, đất nước vẫn lặng lẽ và hùng hồn tồn tại. Nguyễn Khoa Điềm đã muốn ta hiểu điều giản dị đó.

Đất nước khởi đi từ thẳm sâu quá khứ. Đi về nơi chót vót bốn nghìn năm, chạm vào huyền thoại, lắng trong truyền thuyết, nhìn vào lịch sử, mỗi người nhận ra đất nước của mình tự thuở phôi thai trong câu chuyện "Lạc Long Quân và Ầu Cơ - Để ra đồng bào ta trong bọc trứng", chuyện các vua Hùng "đã có công dựng nước".

Đất nước trường tồn trong hiện tại như một minh chứng cho sự bất diệt của tình yêu thương vượt qua những ngày "gừng cay muối mặn" cho sự bất tử của truyền thống đấu tranh từ những ngày "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc". Hiện tại của đất nước ("trong anh và em hôm nay") là một hiện tại nồng nàn tình yêu thương ("Khi hai dứa cầm tay - Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm").

Vượt qua "thời gian đằng đẵng", đất nước sẽ có mặt tự tin ở tương lai. Đất nước có mặt tươi thắm trong tuổi trẻ và ở tuổi trẻ. Nguyễn Khoa Điềm truyền cho người đọc niềm tin đầy kiêu hãnh ấy ("Mai này con ta lớn lên - Con sẽ mang Đất Nước đi xa").

Đắt nước hiện hoá trong "không gian mênh mông":

Không gian "mênh mông" ấy trước hết là cả một không gian sinh tồn tự bao đời của đất nước mà trong đó bao người dân Việt đã sinh ra, lớn lên "Yêuu nhau và sinh con đẻ cái", là "nơi dân mình đoàn tụ", và một ngày đời nào đó ra đi thành kẻ "dã khuất", chỉ kịp dặn lại một lời thiêng: phải ghi nhớ tổ tiên - phải biết "cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ".

Không gian cư trú của đất nước là một không gian cụ thể và hữư hình mang vóc dáng địa lí. Nhìn ở góc độ ấy, những câu: "Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc - Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" gián tiếp làm ẩn hiện trước mắt ta cả một không gian bao la núi sông rừng biển của đất nước.

Đất nước còn có mặt ở không gian yêu thương gần gũi quanh ta (con đường đến trường, dòng sông bến nước) - nơi tình yêu của mồi người bắt đầu. Đất nước chính là "nơi ta hò hẹn".

Không chỉ vậy, đất nước còn có mặt ngay trong chính tâm hồn mỗi người dân của đất nước ("Trong anh và em hôm nay — Đều có một phần Đất Nước"), trở thành "máu xương" của mỗi người.

Có thể hiểu cách cảm nhận và luận giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước gắn liền với hai trục thời gian và không gian. Từ hai trục thời gian và không gian đó, tác giả nhìn đất nước từ nhiều góc độ như địa lí, lịch sử, huyền thoại, văn hoá, tâm hồn... Tọa độ nhìn từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ cái lớn lao đến cái bình thường, nhỏ bé. Để dẫn đến một ý tưởng quan trọng nhất của phần đầu: mỗi người dân phải biết gắn bó, yêu thương và hiến dâng đời mình cho đất nước để "Làm nên Đất Nước muôn đời...".

Tràn ngập cờ đỏ tươi thắm

Đất nước là "Đất Nước của Nhân dân":

Bằng hình thức biểu đạt giàu chất suy tư, bằng giọng thơ chính luận - trữ tình, sâu lắng và thiết tha, Nguyễn Khoa Điềm đã tập trung làm nổi bật một tư tưởng đầy tinh thần dân chủ là đất nước chính là "Đất Nước của Nhân dân", do nhân dân làm ra, hãy biết ơn nhân dân. Quan điểm đáng quý của Nguyễn Khoa Điềm làm sống lên trong tâm thức người đọc một ý tưởng của Ta-go "Hãy cám ơn ngọn đèn làm ra ánh sáng nhưng đừng bao giờ quên cái giá đèn nằm im lìm trong bóng tối". Khái niệm nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm dùng với nội hàm là lớp lớp những người vô danh tự bao đời, những con người không tuổi không tên đã lặng lẽ làm nên đất nước. Chính từ ý thức quan trọng này, tác giả có điều kiện để nhìn lại những cảnh quan của đất nước, những địa danh của đất nước và con người của đất nước từ góc nhìn nhân dân và có những phát hiện đáng quý về vẻ đẹp của đất nước có liên quan đến bình diện địa lí, lịch sử, văn hoá...

Nhân dân đã lặng lẽ gửi gắm tuổi tên, hình hài, ước vọng của mình vào những cảnh quan đất nước, những tên đất tên làng, tên núi tên sông:

Qua cách nhìn đầy phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm, nhiều cảnh quan của đất nước đã được nhân dân "thổi hồn vào", mượn nó làm nơi kí thác hình hài, ước vọng (núi Vọng Phu, hòn Trông Mái, núi Bút non Nghiên...). Nếu không có sự kí thác diệu kì của nhân dân, núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên sẽ chỉ là đá tảng vô tri không có hồn người và không tên khồng tuổi. Chính nhân dân đồ gửi vào đất nước những tên đất tên làng, tên núi tên sông để sống mãi cùng đất nước ("những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điềm"). Ý tưởng quy nạp của đoạn thơ thật lạ mà không bất ngờ: "Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta củng thấy - Những cuộc đời đã hoá núi sông ta".

Nhân dân đã làm ra đất nước, truyền lại cho đời sau cả một nền văn hoá - một cách ứng xử đầy cao thượng đối với đất nước: vãn hoá biết hi sinh cho đất nước muôn đời.

Nhân dân vô danh tự bao đời đã cần cù làm lụng. Quá trình mưu sinh của "người người lớp lớp" đó chồng chất từ đời này sang đời kia đã góp phần làm nên đất nước. Những người nhân dân vô danh đẹp đẽ đó gồm "biết bao người con gái con trai" đã hi sinh chính mạng sông của mình để bảo vệ đất nước thoát ách ngoại xâm. Nói theo cách nói của Nguyễn Khoa Điềm là "Họ đã sống và chết - Giản dị và bình tâm - Không ai nhớ mặt đặt tên - Nhưng họ đã làm ra Đất Nước". Cũng chính nhân dân đã giữ gìn và truyền lại cho đời sau hạt lúa, hòn than, giọng điệu. Nhưng trên tất cả là sự để lại một cách sống vị tha "đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái", một văn hoá sống dám lặng lẽ đổ máu vì đất nước "có ngoại xâm thì chống ngoại xâm - Có nội thù thì vùng lén đánh bại" để đất nước mãi là đất nước của tình yêu và hạnh phúc.

Leave a Reply