Cảm nhận về phần trích tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

I. GỢI DẪN

1. Nguyễn Tuân - một định nghĩa về người nghệ sĩ. Đó là một con người tài ba và uyên bác, gai góc và kiêu bạc. Hành trình đời người và đời văn của Nguyễn Tuân là hành trình đi tìm kiếm, khám phá những vẻ đẹp còn bị lẫn khuất, chìm lấp trong cái xấu xa đen tối và ô bẩn. Cái đẹp trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước hết phải là cái tài hoa và nghệ sĩ, cái độc đáo lạ lùng đến vô song. Có được phẩm chát ấy, cái đẹp sẽ hiện diện bất cứ ở đâu, bất kì lĩnh vực nào, bất kì khi nào và bất kì về ai (kẻ giết người, kẻ đánh bạc, kẻ hút thuốc phiện, thả thơ, chơi hoa...).

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân "gói gọn trong một chữ "ngông" (GS. Nguyễn Đăng Mạnh). Ngông trong Nguyễn Tuân là ngang tàng, độc đáo, kiêu bạc. Để sống và viết được "ngông", Nguyễn Tuân đã đọc không biết mệt, đi không biết mỏi và viết rất "kén cá chọn canh". Bản thân Nguyễn Tuân là cả một
trầm tích văn hoá, đời ông là những chuyến đi thực tế, đi đến những nơi ra xôi, khó khăn và nguy hiểm, nên những trang viết của ông đầy sức thuyết phục bởi những chất liệu sống, những am hiểu tường tận, những suy nghĩ góc cạnh và những suy tưởng sâu xa. Cái độc đáo, kiêu bạc và ngang tàng của Nguyễn Tuân chung quy lại chính là một bề dày văn hoá, bề dày thực tế trong ông.

2. Tuỳ bút: Nguyễn Tuân gọi tuỳ bút là thể "độc tấu" của văn chương. Bởi trong địa hạt văn xuôi, không thể văn nào mà người viết được bộc lộ cái tôi của mình nhiều đến thế. Tuỳ bút như những trang văn đầy chất thơ và là những câu thơ được viết theo kiểu văn xuôi. Vì thế cũng có người gọi tuỳ bút là thể loại thơ văn xuôi. Tuỳ bút là thể kí lấy ghi chép làm đặc thù nhưng cảm xúc được thể hiện rất mãnh liệt. Tuỳ bút cho nhà văn vung vẩy ngòi bút của mình theo mọi sở trường, sở đoản. Nó không chịu sự ràng buộc của bất kì quy tắc sáng tạo nào.

"Mỗi dòng tuỳ bút là một lần nhà văn nghệ ra một ý tưởng một cách viết" (Nguyễn Trung Thành); "Tuỳ bút là khoái khẩu của những Nghệ sĩ lang thang, không phải viết ra để in mà là để nhớ, để đọc" (Nguyễn Tuân). Cũng chính vì thế, Nguyễn Tuân chọn cho mình thể tuỳ bút và trở thành nhà văn hàng đầu của thể loại này trong văn học Việt Nam hiện đại.

Nhà văn Nguyễn Tuân

II. CẢM NHẬN

1. Cảm nhận chung về văn bản

Thiên tuỳ bút viết về hình tượng con sông Đà với người lái đò sông Đà - một đặc sắc của miền Tây Bắc. Con sông Đà từ bao giờ đã từng là đề tài của thơ ca, nhạc hoạ. Nhưng đây là lần đầu tiên, nó hiện diện một cách toàn diện dưới ngòi bút Nguyễn Tuân như một sinh thể.

Nguyễn Tuân viết về sông Đà, về con người của sông Đà với tất cả tài năng và tâm huyết, vốn sống và sự tưởng tượng, vốn văn hoá và cảm nhận riêng của mình. Bởi văn bản theo thể tuỳ bút nên không có cấu trúc mạch lạc theo phần, song đọc hết ta vẫn cảm nhận tuỳ bút này có hai phần: phần về con sông Đà và phần viết về người lái đò trên sông Đà. Đó cũng chính là biểu tượng về thiên nhiên và con người của vùng quê Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc.

2. Hình ảnh con sông Đà

Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện diện một cách đủ đầy với hai tính cách trái ngược: hung dữ và trữ tình.

a. Con sông Đà hung dữ

- Đó là một con sông độc nhất vô nhị về dòng chảy: muôn con sông chảy về đông, chỉ có sông Đà từ Trung Quốc nhập quốc tịch Việt Nam, chảy qua miền Tây Bắc rồi bỗng nhiên đổi hướng quay về bắc như nhớ thương quê cũ (Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà Giang độc hắc lưu).

- Đó là con sông không chừng mực về bờ bến: Nơi hẹp, con nai, con hổ có thể vọt từ bờ này qua bờ kia, con người có thể "nhẹ tay ném hòn đá" qua bờ; dưới sông, chỉ có ánh mặt giời lúc đúng ngọ, đứng dưới sông, giống như đứng dưới ngôi nhà cao tầng tất phụt điện đèn. Nơi rộng, sông Đà "tãi ra cả một đại dương bờ đá"; rồi nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió... tất cả tạo nên những âm thanh "như là oán trách", "như là van xin", giọng "gằn ghè", "chế nhạo" ghê sợ.

- Đó là con sông của những "vách thành" dựng đứng cheo leo hiểm trở với những xoáy nước không có ở đâu. Mỗi "hút nước" của sông Đà như cái giếng bê tông khổng lồ mà nếu có ai quay một cuốn phim sẽ khiến cho người xem phải "bấu chặt vào thành ghế" khi xem.

- Đó là những thạch trận với những đá to, đá bé, đá hòn thành "boong ke" mai phục ngàn năm để "dìm chết những con đò". Đá ở đây cũng như loài quái vật đầy lì lợm, nham nhở, du côn và bí hiểm.

- Sông Đà "năm năm báo oán, đời đời đánh ghen" với người dân Tây Bắc, trở thành "loài thuỷ quái" man rợ với người dân Tây Bắc. Vậy mà người dân nơi này vẫn không nỡ bỏ sông Đà mà đi vì sông Đà còn có một mặt thứ hai: trữ tình và thơ mộng.

Sông Đà

h. Con sông Đà trữ tình và thơ mộng:

- Chảy từ Vân Nam về nước Việt, sông Đà có cái tên nghe rất trữ tình: Li Tiên. Đó là con sông "Tuôn dài như một áng tóc trữ tình" mà "đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai...". Đó là con sông mà "mùa xuân dòng xanh ngọc bích", nước mùa thu "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa".

- Đó là con sông đầy gợi cảm - sông Đà như một cố nhân, hễ xa là nhớ. Dưới mặt sông đổ nắng cũng gợi cho ai đó cái màu nắng tháng ba trên bờ sông Dương Tử. Bờ bãi sông Đà hoang sơ, hồn nhiên đến lạ lùng: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa"... Trên bờ "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương...", dưới sông "đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi" cùng với chuồn chuồn, bươm bướm cửa sông Đà như đưa ta vào hoang dã...

- Hung dữ và thơ mộng, sông Đà mang hai mặt của cuộc đời. Gầm gào và thánh thót giữa Tây Bắc hoang vu, sông Đà như bản đại giao hưởng của thiên nhiên đất nước.

3. Hình ảnh "Người lái đò Sông Đà"

Nguyễn Tuân chỉ dùng một danh từ chung cho nhân vật này: Ông đò.

- Ông đò vốn là con người của sông nước Đà Giang. Ông ăn ở đời kiếp với con sông, thuộc từng luồng lách của con sông như lòng bàn tay của mình, như đọc một bản trường ca mà nhớ rõ từng dấu phẩy, dấu chân.

- Ông đò mang phong cách của người lái đò trên sông: giọng gào to, hai chân khuỳnh khuỳnh như luôn thấy đang kẹp chặt bánh lái con thuyền.

- Sông Đà như con ngựa chiến bất kham, ông đò là chiến tướng cưỡi lên được cái "bờm sóng" của con ngựa chiến sông Đà.

- Sông Đà như bản tình ca hàng ngày ông vẫn đọc nó làu làu, sông Đà như bản giao hưởng mà ông đò là viên nhạc trưởng hàng ngày vẫn chỉ huy.

- Trong cuộc chiến với thạch trận trên sông Đà, hình ảnh ông đò được miêu tả như một dũng tướng khôn ngoan, tỉnh táo và dũng mãnh.

- Ông đò chính là biểu tượng về người dân lao động Tây Bắc trí dũng tuyệt vời, sinh ra để chinh phục và chế ngự cái hung dữ vô cùng của thiên nhiên sông Đà ông đò là thứ vàng mười của Tây Bắc hoang vu và dữ dội.

Ông lái đò

4. Tóm lại

a. Viết về hình ảnh con sông Đà với hai mặt hung dữ và trữ tình, về người lái đò sông Đà trí dũng tuyệt vời, Nguyễn Tuân đã có một cảm giác đặc biệt. Ông huy động đến tôi đa vốn sống, vòn văn hoá và ngôn ngữ để tập trung thể hiện một cách toàn diện vẻ đẹp thiên nhiên và con người của vùng quê Tây Bắc xa xôi, hiểm trở nhưng là phần đầu của đất nước.

b. Văn bản đoạn trích đã thể hiện khá đầy đủ phong cách Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân luôn có cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng và con người gây cảm giác mạnh, lạ lùng, bí hiếm, độc đáo. Theo ông đó chính là cái đẹp.

- Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân luôn hướng về những phẩm chất tài hoa - nghệ sĩ. Điều đó thể hiện cái độc đáo, uyên bác, sâu xa của chính Nguyễn Tuân.

c. Người lái đò Sông Đà thể hiện lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Tuân gắn với lòng yêu thiên nhiên và con người, lòng ngưỡng mộ và tự hào về Tây Bắc - mảnh đất làm nên cuộc "kháng chiến 10 năm" của dân tộc.

d. Tác phẩm thể hiện một tri thức giàu có trên nhiều phương diện của tác giả: về văn hoá, về vốn sống, về ngôn ngữ, về sử dụng thể loại vãn học...

III. LIÊN HỆ

Và khi trong thiên tuỳ bút của Nguyễn Tuân mái chèo của ông đò vừa ngừng chống nhau cùng đá thác, thì dòng sông Đà bỗng nhiên đổi vẻ. Lời văn của Nguyễn bây giờ cũng như bồng bềnh với bầu trời mùa xuân mùa thu, nơi tác giả từ trên tàu bay mà nhìn xuống "từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dươi chân mình". Để từ đó, bậc du tử tài hoa đã vẫy bút vẽ ra cả một bức tranh thuỷ mặc chỉ trong một câu văn, cái câu sẽ còn vương vấn mãi trong hồn bao bạn đọc: "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo dot nương xuân".

Nếu được phép tỏ bày ý thích riêng, thì quả thực, cảm tình của tôi có phần được đặt nhiều hơn vào đoạn tả con sông Đà trữ tình này. Làm sao có thể không yêu lối viết của Nguyễn trong cái khúc nói về cái lần nhà văn "nhìn Sông Đà như một cố nhân". Lúc đầu, chỉ là cảm giác còn mơ hồ về một sự "thèm chỗ thoáng", do "ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu", thậm chí còn "quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà". Rồi con sông hiện ra, nhưng chỉ một chút thôi, loang loáng như nghịch ngợm, đúng là cảm giác về cái nhìn con sông thấp thoáng, xa xa của con người còn phải bộ hành trong rừng cây, trên đèo dốc. Chợt kịp khi nhận ra được dòng sông - người bạn cũ thì sao mà nó sâu xa, ngơ ngẩn thế, trong cái ánh "yên hoa tam nguyệt" đọng sắc hoe hoe vàng tự thuở Đường thi. Tác giả khéo làm cho cái ùa vui nó đầy tràn ra thành nhịp điệu: "bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà". ít nhiều còn hiểu được vì sao cái vui gặp lại sông Đà cố nhân nó giông như "nôi lại chiêm bao đứt quãng". Nhưng thật không biết tại làm sao tác giả lại cảm giác được "nắng giòn tan..."? Chỉ biết khi ba chữ ấy đã viết ra rồi thì rõ là không thể nào đúng hơn, hay hơn, không thể nào đổi khác. Và cứ thế, cái "đằm đằm ấm ấm" của nắng mùa xuân trên dòng sông xuân lâu ngày gặp lại nó dư sức làm thấm thìa thêm niềm hạnh phúc được sống trên mặt đất này.

Nhưng kì diệu hơn nữa, theo tôi, là đoạn văn bắt đầu từ câu viết: "Thuyền tôi trôi trên Sông Đà". Câu văn viết toàn thanh bằng, đẹp như một lời thơ. Mà đoạn văn xuôi ấy, sao tôi thấy nó thơ hơn nhiều lắm so với bao bài thơ tôi đã đọc. Chắc phải có người thơ nào thèm muôn tạo được sự lặng lẽ đầy mơ mộng của một mũi đò lừ lừ trôi giữa đôi bờ hoang dại, cái lặng lẽ tuyệt đôi để ru hồn người vào cái ảo giác về bờ sông tiền sử, về một nỗi niềm cổ tích hay hoài niệm về thời Lí thời Lê... Và cái lặng lẽ mơ màng đến độ con người chờ mong một sự giật mình để rũ mình ra khỏi giấc mơ xưa mà không được. Mùa xuân dòng Đà giang được nhà văn cho e ấp tỏ mình qua mấy lá non nhú lên trên một nương ngô và những búi cỏ gianh đồi núi. Rồi con hươu, mới tuyệt làm sao hình ảnh "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương". Nhẩm lại lúc viết Sông Đà, Nguyễn Tuân đã đến bờ tuổi ngũ tuần, và kể thì hồn văn ấy đã già từ Vang bóng một thời, từ Một chuyến đi. Nghĩ thế lại càng thấy quý cái bỡ ngỡ non tơ đến tuổi năm mươi lại nảy lộc trong nhà văn bên một dòng sông, một cuộc đời mới mẻ.

Và cảm xúc đáng quý ây cứ du dương mãi trong tôi với những âm thanh văn xuôi rất đáng gọi là "nên câu tuyệt diệu": "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". "Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng tráng như bạc rơi thoi... Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc...". Tôi cảm thấy chiếc bè thơ kết bằng những câu văn xuôi ấy đem lại cho mình một thứ nhã thú văn chương mà phải nói rằng cũng còn hiếm gặp ở trên đời...

Leave a Reply