Cảm nhận về vẻ đẹp của Tnú (Rừng xà nu) và Việt (Những đứa con trong gia đình)

DÀN Ý

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm đi đến cảm nhận về hai nhân vật

2. Khái quát chung về hai nhân vật

- Là hiện thân của lớp thế hệ trẻ đứng lên kháng chiến cứu nước

- Mang đậm chủ nghĩa anh hùng cách mạng

3. Nhân vật Tnú

* Nét chung khái quát Tnú: Cường tráng như cây xà nu đã được tôi luyện trong đau thương máu lửa của bom đạn đại bác mà trưởng thành, không đai bác nào có thể giết nổi

Cảm nhận về vẻ đẹp của Tnú (Rừng xà nu)

- Cuộc đời Tnú gắn liền với cộng đồng Xô man, âm hưởng sử thi chi phối tác giả khi xây dựng nhân vật này

- Tnú có cuộc đời tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư, tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư Tnú

* Phẩm chất, tính cách anh hùng

- Gan dạ, táo bạo, dũng cảm và trung thực thông minh: Khi nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho bộ đội

- Trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách: Bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng không hé răng khai nửa lời, vượt ngục Kontum để trở về làng

-> Tình yêu nước yêu làng, lòng trung thành với cách mạng tuyệt đối có một phần kế thừa từ truyền thống anh hùng bất khuất của người dân Tây Nguyên sớm được thử thách trong thực tế tôi luyện mà thành

* Nỗi đau của Tnú

- Tnú không cứu được vợ con nhắc lại 4 lần bởi cụ Mết nhấn mạnh chúng đã cầm vũ khí mà chúng ta tay trắng thì sự sống sẽ bị hủy diệt

-> Khắc sâu chân lí cách mạng từ thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, của những người yêu thương phải được tạc sâu vào xương tủy truyền lại cho thế hệ nối tiếp

- Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng

+ Hai bàn tay Tnú, chi tiết đôi bàn tay đốt cháy: Chi tiết đánh dấu bước ngoặt của Tnú

+ Đôi bàn tay cũng có một cuộc đời : Khi nhỏ bàn tay biết cuốc nương phát rẫy, biết luồn rừng đưa thư, tiếp tế cho cán bộ, cầm tay Mai chan chứa yêu thương, đôi bàn tay của chí căm thù

-> Thể hiện triết lí thâm trầm sâu sắc của tác giả

+ Tnú là biểu hiện của thứ vàng mươi Tây Nguyên kiên trung tuyệt đối với cách mạng, với cụ Hồ

+ Ngọn lửa cháy trên tay Tnú làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của con người Tây Nguyên

- > Câu chuyện về cuộc đời của con người trở thành câu chuyện của một thời, một dân tộc, nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai một sứ mệnh lịch sử to lớn

4. Nhân vật Việt

* Tính cách trẻ con

- Chất trẻ con bộc lộ qua sự hiếu động: Mải mê bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng tranh phần hơn với chị….

- Là một chiến sĩ trẻ chưa qua tuổi 18

- Trở thành người lính giải phóng quân nhưng nét trẻ con vẫn được tô đậm

+ Khi nghe chị Chiến lo toan, sắp xếp việc gia đình một cách nghiêm túc, Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì, chụp 1 con đom đóm trong lòng bàn tay

+ Vào bộ đội cầm súng đánh giặc : Lúc nào cũng mang theo ná thun, bị thương lạc đồng đội không sợ chết nhưng sợ ma cụt đầu

+ Giấu không cho mọi người biết mình có 1 người chị gái

+ Gặp lại đồng đội Việt vừa khóc vừa cười hệt một đứa trẻ

Cảm nhận về vẻ đẹp của Việt (Những đứa con trong gia đình)

-> Là người chiến sĩ dũng cảm gan góc nhưng vẫn vẹn nguyên những nét hồn nhiên của thửa niên thiếu

- > Xây dựng nhân vật Việt hồn nhiên, trẻ thơ khẳng định về một thế hệ trẻ Việt bước vào cuộc chiến đấu từ rất sớm ( từ tuổi thơ đi ra chiến trường) thế hệ ấy rất hồn nhiên trong mối quan hệ gia đình – xã hội nhưng cực kì nghiêm túc trong những suy nghĩ về kẻ thù, cuộc chiến

* Tính cách phẩm chất người lính

- Giành nhau đi bộ đội với chị Chiến -> Ý thức rất rõ mối thù cần phải trả thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc

- Tư thế chủ động tiến công tìm giặc mà đánh: Một mình trên chiến trận hai tay đau đơn, mắt không nhìn thấy rõ vấn quyết tâm chiến đấu, đối với Việt, chiến đấu là niềm hạnh phúc

- Có lòng dũng cảm: Khi xông trận Việt dũng cảm dùng thủ pháo tiêu diệt xe bọc thép của giặc

-> Trên dòng sông truyền thống của gia đình, Việt là người đi xa hơn, là hiện thân sức trẻ tiến công của ngày mai đại thắng

* Tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, giàu tình nghĩa

+ Đứa con yêu quê hương, nhạy cảm với thiên nhiên

+ Giàu tình thương yêu những người thân trong gia đình và đồng đội

- > Trước má, chị Chiến cậu bé Việt nhỏ bé hồn nhiên đến ngây thơ ngộ nghĩnh nhưng trước kẻ thù vụt lên trở thành anh hùng quả cảm

5. Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật

- Đều ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến cứu nước ( tinh thần dũng cảm, gan dạ, lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn, trung thành với cách mạng, căm thù tội ác của giặc...) và chịu những mất mát đau thương do chiến tranh gây nên

- Dưới phong cách nghệ thuật khác nhau mà bức tượng đài về người thanh niên cứu nước dưới chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng có nét độc đáo, khác biệt

+ Với Việt: Đó là sự hồn nhiên, trẻ con nhưng cũng rất đậm chất lính. Ẩn sâu dưới hình ảnh bé con là sự phi thường vụt sáng lớn lao trước tình yêu với những người trong gia đình, là lòng hăm hở quyết tâm viết tiếp trang sử hào hùng, dòng sông của lịch sử gia đình

+ Với Tnú: Đó là hình ảnh kiên cường, gan góc của lớp thanh niên trưởng thành dưới nền thiên nhiên hùng vũ, những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận như chính sức sống kiên cường, là hình ảnh phản chiếu cho một cộng đồng, một dân tộc đứng lên đấu tranh. Đồng thời, đó cũng là hiện thân của con người giàu tình cảm gia đình với vợ con, buôn làng, quê hương

6. Lí giải sự tương đồng và khác biệt đó ( xuất phát từ phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn)

+ Nhà văn Nguyễn Trung Thành là nhà văn của mảnh đất và con người Tây Nguyên vì vậy tác phẩm khi xây dựng nhân vật cũng mang âm hưởng Tây Nguyên với sự bạt ngạt, gan góc, cứng cỏi đến phi thường nhưng cũng rất chất phác, trong sáng

+ Nguyễn Thi gắn liền với nhân dân miền Nam bằng tình cảm ân nghĩa thủy chung, cảm hứng sáng tạo gắn liền với quê hương, gia đình nồng nàn hơi thở của mảnh đất Nam Bộ

7. Đánh giá chung ( Nội dung và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật)

Leave a Reply