Cảnh liên hoan lửa trại được nhà thơ đặc tả như thế nào? Vì sao thay thế cho bút pháp tả thực là bút pháp lãng mạn? Anh (chị) có phân biệt được đâu là cái thực ngoài đời, đâu là chất thơ của các câu thơ?

Cảnh liên hoan như một dòm sáng đặc biệt của bài thơ. Trong cuộc hành quân bất tận, nó như một điểm tạm dừng để nghỉ hơi lấy sức. Niềm vui vì thế mới ùa ra trong cái lặng phắt bất ngờ. "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ". Nhà thơ gọi cái đêm lửa trại ấy theo lối mĩ từ hoá là "hội đuốc hoa". Sang trọng và trân trọng. Nhất là chữ "bừng" miêu tả một đột biến. Trong ánh lửa bập bùng, bất ngờ hiện ra một nàng tiên kiều diễm. Nàng tiên ấy được gọi là "em" vừa thân tình vừa thắm thiết. Bút pháp của đoạn thơ có sự thăng hoa. Đó là cảm hứng lãng mạn được khơi nguồn và cất cánh. So với cái hiện thực có phần gay gắt và nghiệt ngã của các cuộc hành quân, buổi liên hoan lửa trại hiếm hoi này như một giấc chiêm bao. Chiêm bao từ xiêm áo, từ nét mặt yêu kiều, cả từ tiếng nhạc say người đầy quyến rũ. Vẫn chỉ là tiếng khèn rất quen thuộc của người miền núi nhưng khác lạ hẳn đi như mở ra một thế giới ảo huyền bí ẩn. "Man điệu" là một giai điệu chỉ mơ hồ có thể cảm nhận chứ không thế' gọi thành tên. Chiêm bao trong cả cái không khí bồng bềnh. Bởi buổi chiều ở đó là "chiều sương". Và rồi khi đi vào nỗi nhớ, dáng lau phơ phất trở thành "hồn lau". Còn hình ảnh con người chỉ là một dáng điệu, một nét vẽ chập chờn.

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lủ hoa đong đưa.

Liên hoan lửa trại

Chiêm bao, mơ hồ trong một loạt cảm nhận thính giác, thị giác nhưng nỗi nhớ vì sao lại day dứt khôn nguôi: "Có thấy hồn lau...", "Có nhớ dáng người..." nhịp thơ, câu thơ hỏi người hay là hỏi mình chưa có hồi âm hay chính nó là tiếng vọng, là một hồi âm? Khẳng định dưới hình thức nghi vấn cũng là một cách khẳng định thường thấy của thơ, nó giống như một thứ hàm ngôn độc thoại. Ấy là còn chưa nói đến một cách tạo hình độc đáo. Cũng từ cảm quan lãng mạn: đối lập cái mỏng manh của con thuyền (độc mộc) của con người (có lẽ là một người) với nước lũ cuồn cuộn trôi xuôi. Riêng cụm từ "hoa đong đưa" một sáng tạo rất hay gợi nhiều liên tưởng. Có thể đó là một loài hoa dại ven sông. Có thể đó cũng là dáng người "trên độc mộc" (tục ngữ: Người ta là hoa đất). Còn người ở đây như một đốm, sáng giữa hoang sơ. Và dù thế thì cái vẻ "đong đưa" tình tứ, với nhà thơ như một nét nhập hồn sẽ chẳng bao giờ quên được.

Leave a Reply