Câu chuyện bố dạy con về lòng biết ơn

Ngay từ nhỏ, việc dạy cho con lòng biết ơn, biết yêu thương quan tâm chia sẻ là việc rất quan trọng. Cha mẹ nên làm gì để dạy trẻ những đức tính tốt đẹp đó?

Không ít những đứa trẻ còn nhỏ tuổi mà không biết tôn trọng người khác. Bản thân chúng không có lỗi, phần lớn là do cách giáo dục của gia đình và ảnh hưởng từ mọi người xung quanh. Vậy cha mẹ nên làm gì để dạy con có được đức tính tốt đẹp đó. Có rất nhiều bài học mẹ dạy con phải biết trân trọng những giá trị gia đình. Gia đình là nơi ta thuộc về, các thành viên cần phải biết yêu thương và quan tâm chia sẻ.

Lòng biết ơn

Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.

Bà cụ năm nay đã 80 tuổi. Con trai đã lớn, đã lập gia đình và đưa vợ con lên thành phố sinh sống. Rất nhiều lần cậu con trai muốn đón bà lên ở cùng. Nhưng từ lâu bà đã quen với tình cảm lũy tre làng, ngửi quen mùi thơm của lúa rạ. Và bà quyết định ở lại. Sức khỏe tuy đã yếu nhưng biết tin sinh nhật cháu gái bà vẫn cố gắng thu xếp lên thành phố. Bà qua tận làng bên nhờ người làm cho một mẻ kẹo lạc mới, cẩn thận chọn những chùm nhãn mọng nhất. Thậm chí bà còn tự mình ra chợ mua nào kim, nào chỉ về khâu cho cháu bộ quần áo làm quà sinh nhật. Đi gần trăm cây số mới ra được nhà con cháu. Bà vẫn vui vẻ và không một chút mệt mỏi, nhanh chóng lôi bộ quần áo ra đưa cháu. “Nào là xanh xanh đỏ đỏ, chắc cả chợ trong thành phố không kiếm đâu được cái thứ hai”, cô cháu gái cầm áo vứt lên ghế và đang nghĩ xem xử lí thế nào với nó. Mẹ ngoài ban công hét lớn: “Máy giặt rò nước rồi, không ai ra đây nhé”. Con bé nghe vậy liền cầm bộ quần áo chạy ra làm giẻ thấm nước.

Trong nhà bà vẫn đang vui vẻ xem tivi và không biết sự tình. Một lát sau, bà ra ngoài ban công thì phát hiện chiếc áo nhàu nát dưới nền. Bà đã đứng ngoài đó rất lâu. Bà tự mình nhặt lên rồi giặt sạch, phơi lên dây. Bà vào nhà, đôi mắt đỏ hoe, chậm chạp nói với cô cháu: “Bà xin lỗi. Bà sẽ bù cho cháu một món quà sinh nhật khác. Nó đúng là không hợp với cháu”. “Vâng bà ạ. Trông nó thật quê mùa”, đứa bé nhẹ nhàng đáp. Bố nghe và hiểu được chuyện gì vừa xảy ra. Sắc mặt thay đổi, anh quay ra nhìn đứa con và không nói một lời nào. Ngày hôm sau, bà mặc “chiếc áo lỗi” đó lên người. Nhìn là biết nó quá nhỏ so với kích cỡ của bà, nhưng bà vẫn cố chịu. Ở được hai ngày, bà lí do sợ đàn lợn ở nhà đói nên tự bắt xe về quê. Không lâu sau đến sinh nhật bố. Hai mẹ con vui mừng đem quà ra tặng. Con bé mua cho bố một cái mũ len, mẹ thì mua tặng bố một chiếc cà vạt. Bố nhận quà, không cười, cầm đồ ném vào thùng rác: “Đồ gì mà xấu vậy. Đem bỏ vào thùng rác thôi. Bố không dùng được”. Con bé mặt vừa hoảng hốt vừa tức giận cãi lại:

Biết ơn người khác là một trong những phẩm chất quan trọng của con người

"Bố làm vậy là không tôn trọng người khác”. “Con cũng biết như vậy khó chịu sao. Vậy mà con đã làm như thế với bà đấy. Bà cả năm cả tháng ăn không dám ăn, không dám mua quần áo mới, chiếc ga giường chắc cũng dùng đến 10 năm rồi. Bà đã già nhưng biết sinh nhật con bà vẫn cố gắng ngồi xe lên nhà mình. Bà đâu có nhìn rõ nữa, nhưng bà vẫn cố làm cho con chiếc áo. Tình yêu thương của bà bị con biến thành giẻ vụn rồi. Con có biết không”. Một tuần sau, hai mẹ con về quê. Thấy con cháu về thăm bà rất vui. Lưng còng nhưng vẫn thoắt thoắt ra vườn hái nắm rau lang để nấu canh tối. Trong bữa cơm, con bé run run nói với bà: “Bà không giận cháu chứ ạ. Cháu sai rồi. Chuyện... chiếc áo”. Bà đặt bát cơm xuống và cười giòn tan: “Chuyện đó hả, là bà không đành cho cháu cái áo đó nên mới cầm về mặc đấy. Ăn cơm. Ăn cơm”. Cả nhà được phen cười ầm lên.

Bố mẹ là người thầy vĩ đại nhất của con. Trẻ còn nhỏ chưa hiếu chuyện nên việc dạy bảo chúng là trách nhiệm của cha mẹ. Cần dạy trẻ biết rằng: chỉ khi mình tôn trọng người khác thì họ mới tôn trọng mình. Biết ơn người khác là một trong những phẩm chất quan trọng của con người. Lòng biết ơn sẽ giúp trẻ hòa nhập, gây dựng mối quan hệ với mọi người. Cha mẹ nên dạy trẻ lòng biết ơn yêu thương cuộc sống gia đình hiện tại.

Leave a Reply