Chứng minh bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh là cả một sự hòa quyện đẹp

1 - Mở bài: 

- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.

- Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp.

2 - Thân bài:

- Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.

- Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:

* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người . Cụ thể:

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới. 

Rằm tháng giêng

+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.

* Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. Cụ Thể :

+ Tâm hồn nghệ sĩ : tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên 

+ Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa , mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiếớ. Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước. 

- Đánh giá về bài thơ: 

+ Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác. 

+ Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người.

3 - Kết bài:

- Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác.

- Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên…

Leave a Reply