Chứng minh câu: Có chí thì nên. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn. Và hãy chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Chứng minh câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

a. Mở bài:

+ Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo đức cao đẹp.

+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

b. Thân bài:

- Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?

- Luận điểm chứng minh...

+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.

. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.

. Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.

+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.

+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.

. Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.

. Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...

c. Kết bài:

+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.

+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.

+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...

LẬP DÀN Ý CÂU TỤC NGỮ CÓ CHÍ THÌ NÊN

Mở bài: 

- Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu "Có chí thì nên" - một câu nói hay và đặc sắc 

- Trích dẫn vấn đề: 

- Khẳng định vấn đề: 

Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Thân bài: 

1. Giải thích: 

a/ Giải thích từ "Chí" : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp _ Giải thích từ "Nên" : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng 

b/ Giải thích cả câu "Có chí thì nên" : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất. 

2. Mối liên hệ giữa từ "chí" và từ "nên (hoặc "tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?") 

_Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở 

_Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được. 

3. Cách rèn luyện tính kiên trì 

_Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích

_Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh. 

_Hãy nhắc nhở bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại 

4. Ý nghĩa 

_Đức tính không thể thiếu của mỗi con người 

_Giúp con người thành công trong mọi việc 

_Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc 

Kết bài: 

_Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê- đi- xơn đã từng nói "1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng", khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

Lập dàn ý bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

1 - Mở bài

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

Có chí thì nên

2 - Thân bài

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người

+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

+ Rừng đã cùng con người đánh giặc

+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.

+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng

– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Leave a Reply