Chứng minh rằng, trong bài Quê Hương, Tế Hanh đã miêu tả rất tinh tế về cảnh quê và tình quê.

Gợi ý bài:

Những câu thơ đẹp đã mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh, trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền ra khơi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng…

Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang…

cảnh quê và tình quê

- Hình ảnh so sánh (con tuấn mã) và một loạt từ ngữ hăng, phăng, vượt diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền rơ khơi, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng. Bốn câu thơ vừa tả phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động dào dạt sức sống.

- Hai câu tiếp theo miêu tả cánh buồm thuyền chài rất đẹp, vẻ đẹp đầy lãng mạng với một so sánh độc đáo, bất ngờ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

- Cánh buồm trắng no gió đã trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài như vẫy gọi, hối thúc mọi người ra khơi lao động đánh cá. Động tác rướn thân trắng của cánh buồm no gió thể hiện ý chí mạnh mẽ của cả một làng quê hùng say lao động, hăng hái lên đường vào một sớm mai hồng.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

- Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chích xác cái “hình” vừa cảm nhận được cái “hồn” của sự vật. Sự so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả được chính xác, đẹp và giàu ý nghĩa biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng giương to, no gió biển khơi bao la.

Dân chài lưới da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

- Tả thực: Dân chài lưới da ngăm rám nắng

- Sử dụng biện pháp ẩn dụ để thể hiện cảm nhận bằng xúc giáv (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hinh).

Những câu thơ tả cảnh thuyền cá về bến toát lên vẻ đẹp mặn mòi của biển, thấm đượm cảm xúc bâng khuâng thương nhớ của người con xa quê hương.

Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống, con người của quê hương thấm đượm trong từng hình ảnh, xuyên suốt bài thơ và được thể hiện trực tiếp ở khổ thơ cuối của bài thơ.

_Trong mạch cảm xúc hồi tưởng trào dâng da diết anh lên vẻ đẹp thân thuộc, gắn bó với cuộc sống miền biển, còn đậm nét trong kí ức tác giả: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, thuyền rẽ sóng chạy ra khơi...

- Vị mặn của biển cả lan thấm suốt từ đầu bài thơ, đến đây thành cài mùi nồng mặn ám ảnh không nguôi trong kí ức nhà thơ.

Nhà thơ đã gửi gắn trong những câu thơ giản dị mà tinh t, tài hoa mà ân tình, sâu nặng đối với quê hương miền biển của mình. Bức tranh quê hương có chút man mác buồn nhớ nhưng chủ đạo vẫn là vẻ đẹp khỏe khoắn, trong trẻo, nét vạm vỡ, sức sống căng đầy…

Quê hương là bài thơ trữ tình, đa số khổ thơ chủ yếu phương thức miêu tả. Ngay trong bốn câu thơ trong khổ kết, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm, nhưng hai câu giữa cũng là miêu tả. Song đây vẫn là thơ trữ tình, mà phương thức biểu đạt chủ yếu, bao trùm là biểu cảm, bởi lẽ toàn bộ hệ thống hình ảnh miêu tả chỉ là tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, dù chiếm tỉ lệ lớn trong tác phẩm. Mặt khác, ngòi bút miêu tả cũa tác giả ở đây không khách quan, chủ nghĩa, mà trái lại, bay bổng cảm hứng, cảm xúc chủ quan. Như vậy mới có những so sách độc đáo, thổi linh hồncho sự vật, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một tầm vóc bất ngờ.

Leave a Reply