Cổ ngữ có câu "Hai chữ "lần lữa" đủ hại cả đời". Em nghĩ như thế nào

DÀN Ý

1. Mở bài

- Nêu sơ lược hiện tượng lười biếng lần lữa, trong đời sống xưa và nay.

+ Hiện tượng nay xảy ra phố biến khi đời sống ổn dịnh, cụ thể là khi kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ.

+ Nó cũng là vấn đề xuất hiện từ lâu, vì thế cồ nhân mới có câu: “Hai chữ “lần lữa" đủ hại cả đời”

2. Thân bài

Nêu sự tồn tại của thói lần lữa trì hoãn trong mỗi con người:

+ Tồn tại song song với những đức tính siêng năng, cần cù, năng nổ, hăng say.

+ Là thói xấu cản trở sự phát triển của cá nhân,gia đình, xã hội.

+ Người xưa hiểu được điều đó và đưa ra lời cảnh báo về tác hại của sự lần lữa, ngoài ra còn khuyên mọi người hãy vứt bỏ thói hư tật xấu ấy.

- Nêu định nghĩa về hai chữ “lần lữa”:

+ Có nghĩa nôm na là sự hẹn rày, hẹn mai, không chịu làm ngay công việc do bản thân đặt ra hay do người khác giao.

- Giải thích hai từ “cả đời”:

+ Thời gian khá dài và vĩnh viễn thuộc về mỗi cá nhân con người.

+ Sự lười biếng có thể chen ngang làm hỏng việc, hỏng cuộc sống, hỏng cả đời người.

Nêu nguyên nhân cổ nhân nói câu nói ấy:

+ Cố nhân hiểu rõ: mỗi con người điều có hai mặt tốt, xấu và cái xấu luôn luôn có cơ hội trỗi dậy để lấn át cái tốt, cụ thể là thói lần lữa lười biếng luôn luôn có cơ hội để trở thành tính cách nổi trội của con người.

- Nêu những bệnh mới phát sinh từ thói lần lữa: thụ động, thiếu nhiệt tình.

- Tác hại lớn của các thói xấu trên: mất niềm tin đối với bạn bè, gia đình, đối tác.

Dẫn chứng về sự thành công của con người khi không bị nhiễm thói lần lữa để chứng minh cho câu nói của cổ nhân:

Ví dụ: Mác, Ang-ghen, Đề Các, Ga-li-lê, sếch-pia, Xéc-van-téc...

Dần chứng về những thành công trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, đấu tranh giành độc lập.

* Tính thời sự của câu nói:

- Căn bệnh “chây lười, trì hoãn” xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh hiện nay.

- Trở thành một thói quen, một căn bệnh khó vứt bỏ.

- Xảy ra ở những người có tư tưởng hưởng thụ khi giàu có.

- Tuy là cổ ngữ nhưng tư tưởng vẫn mới.

lười biếng

3. Kết bài

- Tón tắt lại ý nghĩa, tác dụng của câu nói.

- Rút ra bài học cho bản thân.

BÀI LÀM

Trong đời sống hiện nay, khi xã hội đã bình ổn và dần phát triển hiện đại, khi đời sống vật chất ổn định, cơm áo gạo tiền đã không còn là vấn đề tối quan trọng của nhiều gia đình, thì xu hướng sống hưởng thụ đã dần dần phổ biến. Kèm theo đó, tư tưởng lười biếng, lần lữa cũng bắt đầu xâm nhập. Nó bùng phát mạnh mẽ khi cơ chế thị trường xuất hiện chi phôi tư tưởng đạo đức con người. Trên thực tế tư tưởng lười biếng đã xuất hiện từ rất lâu, từ khi tư hữu mới bắt đầu xuất hiện và đa phần mọi người ý thức được tác hại của nó. Vì thế cổ nhân mới có câu: “Hai chữ “lần lữa” đủ hại cả đời”.

Nếu đơn giản chỉ là lần lữa công việc ngày một ngày hai rồi hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thì không thành vấn đề nhưng nếu trì hoãn một tháng, hai tháng, một năm, hai năm và thậm chí là cả đời thì đó lại là cả một vấn đề nghiêm trọng.

Nhân loại trên thế giới nói chung và dân tộc ta nói riêng phần lớn là những người có đức tính siêng năng, cần cù, năng nổ, hăng say, nhất là khi họ đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh vệ quốc, đấu tranh giành độc lập mà chính nhờ những đức tính ấy họ đã có thể tồn tại đế chiến đấu, để chiến thắng. Tuy nhiên, bên cạnh phần đông những người có những đức tính tốt đẹp kia thì cũng có không ít kẻ bị thói hư tật xấu ngấm vào trong máu, ngấm vào trong tâm tưởng, cản trở sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội. Hiểu rõ điều đó nên cồ’ nhân đã từng khuyên rằng phải loại bỏ thói hư tật xấu ấy ra khỏi một con người, một xã hội, nếu để hai chữ “lần lữa” lấn át thì cả một đời, một xã hội sẽ bị huỷ hoại trong chô'c lát. Từ “lần lữa” có thể hiểu nôm na rằng đó là sự hẹn rày, hẹn mai không chịu làm ngay công việc mà bản thân đặt ra hay được ai đó giao phó. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng đó là tâm lí thường ngày không có gì phải bàn nhưng thực tế đó là thói quen khó vứt bỏ, một căn bệnh khó chữa mà nếu không chữa trị khi mới phát bệnh thì sẽ để lại di hoạ về sau. “Cả đời” là khoảng thời gian khá dài mà có lẽ đó là tài sản duy nhất vĩnh viễn thuộc về cá nhân mỗi con người. Mỗi người có trách nhiệm với bản thân, cuộc đời mình. Dù là cả đời với một công việc bình thường, một cuộc sống bình thường hay với cả một sự nghiệp lớn lao, cuộc sống giàu có thì cũng có thể bị thói lười biếng chen ngang làm hỏng tất cả mọi thứ. Những lời nói của người xưa thường có tính chiêm nghiệm sâu xa nên nó có tầm ảnh hưởng không chỉ phạm vi một thời mà còn mang tính thời sự ở các thời đại kế tiếp.

Thời gian khá dài và vĩnh viễn thuộc về mỗi cá nhân con ngườ

Cổ nhân hiểu rõ rằng trong tâm hồn con người luôn có hai mặt tốt xấu và những cái xấu luôn thường trực để có cơ hội là trỗi dậy, nếu ta không biết dùng chính sự tự chủ, chính lập trường của mình để chế ngự nó. Đại diện cho mặt xấu ấy có lẽ là thói lần lữa. Từ chỗ lần lữa có thể dẫn đến nhiều bệnh mới phát sinh như thụ động, thiếu năng nổ, thiếu nhiệt tình dẫn đến hậu quả tai hại là làm hỏng việc, hỏng kế hoạch, công việc bị đổ vỡ, tinh thần suy sụp. Sự lần lữa, trì hoãn còn có thể dẫn đến việc đánh mất niềm tin, đánh mất chữ tín giữa người với người. Người ta thường nói “hôm nay khác hôm qua”. Và đúng như thế mỗi ngày là một ngày, hôm qua có thế’ có những cơ hội, những điều kiện tót mà hôm nay không có và nếu trì hoãn thì ta có thể để tuột mất những cơ hội ngàn vàng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta một each tốt đẹp. Trong lịch sử có nhiều dẫn chứng chứng minh cho những sự thành công mà nếu có sự lần lữa chen vào thì chắc chắn sự thành công ấy cũng sẽ bị trì hoãn theo. Chẳng hạn như ở giai đoạn cuối thế kỉ mười lăm, đầu thế kỉ mười sáu, giai đoạn đầy biến động, nếu các nhà khoa học, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ không biết nắm bắt thời cơ, tận dụng điều kiện đầy đủ mà xã hội rối ren kia đem lại thì sẽ không bao giờ có những tên tuổi chói lọi ở mọi lĩnh vực như: Đề Các, Đan-tê, Ga-li-lê, Mi-ken-lăng-giơ-lô hay sếch-pia, Xéc-van-téc... Và đặc biệt nếu như sự trì hoãn diễn ra trong những quyết định sống còn của cả dân tộc thì hậu quả sẽ không lường hết được. Rõ ràng sự chây lười, lần lữa của một cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến chính cá nhân họ mà còn ảnh hưởng đến cả quốc gia, dân tộc.

Tác hại của thói lần lữa cũng thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất ở lứa tuổi học sinh. Ở lứa tuổi này vẫn chưa có đủ sự sâu sắc, đủ kinh nghiệm để hiểu đầy đủ tác hại của nó. Đối với họ đơn giản chĩ là hôm nay không học thì mai học. Và câu cửa miệng “cứ từ từ rồi làm” được lặp lại như một điều hiển nhiên, và tất nhiên cũng khó mà biết được rằng mình đánh mất những gì sau những câu nói ấy. Căn bệnh này cũng xảy ra phổ biến ở những người giàu có, có tư tưởng hưởng thụ.

Tóm lại, nếu lần lữa nhiều lần sẽ trở thành thói quen không dễ gì vứt bỏ và có thể trở thành căn bệnh vô phương cứu chữa. Vì thế cần phải học cách sống tốt để thói lần lữa không có cơ hội “nhiễm” vào bản thân.

Leave a Reply