Đặc sắc của bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

I. MỘT VÀI LƯU Ý ĐỂ HIỂU THÊM VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ chống Mĩ cứu nước, sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Quê gốc của ông là làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông tốt nghiệp Ban Việt - Hán, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1960, Khoa Văn - Triết, Trường Đại học Huế 1964 và giảng dạy tại Trường Quốc học Huế từ 1960 đến 1966. Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia hoạt động cách mạng bí mật từ 1963 tại nội thành Huế. Tháng 5/1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường lên chiến khu cho đến 1975, tham gia chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Trị. Sau 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ. Ông từng là Tổng Thư kí Hội Văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

2. Ngay từ những năm sáu mươi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm văn, làm thơ và viết báo, nhưng sở trường của ông là thể tuỳ bút, bút kí, mà qua thể văn này nét độc đáo và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ rất rõ. Đất nước, con người qua các vùng quê của đất nước và của nước ngoài mà Hoàng Phủ Ngọc Tường có dịp đi qua đều được tái hiện lại trong những trang bút kí đậm chất trữ tình với những nét riêng mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, vốn tri thức phong phú về nhiều mặt như triết học, sử học, địa lí, văn hoá,... đã tạo nên sức mạnh tổng hợp vừa có cả chất trí tuệ vừa đậm chất trữ tình cho ngòi bút của ông, tạo ra kiểu hành văn hướng nội đầy suy tưởng song cũng rất tài hoa. Vừa cầm bút vừa cầm súng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo được cho riêng mình một phong cách riêng, góp nên một nét mới cho thể kí của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

3. Các tác phẩm kí chủ yếu của Hoàng Phủ Ngọc Tường là Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986); Hoa trái quanh tôi (1995); Ngọn núi ảo ảnh (1999, Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam),...

Bài bút kí Ai đã dặt tên cho dòng sông? được viết ngày 4-1-1981 và in trong tập sách cùng tên do Nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành. Tập kí này gồm tám bài viết, có bài được viết ngay sau ngày Đại thắng mùa xuân 1975 mà trong đó âm hưởng hào hùng của cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc vẫn còn in đậm nét, có bài được viết trong thời kì khôi phục đất nước sau hàng chục năm chiến tranh. Bên cạnh những bài viết ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân ta, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người qua những bài bút kí thường được đánh giá là những bức tranh thiên nhiên đậm màu sắc trữ tình được tạo ra bởi niềm dam mê, bởi vốn học vấn uyên bác của những câu văn trang trọng với vẻ đẹp ngời sáng, tạo nên sự truyền cảm bằng lôi hành văn phóng túng và những suy tưởng táo bạo, triết lí thâm trầm.

Bài kí tập trung ca ngợi vẻ đẹp sông Hương, qua đó tái hiện mảnh đất cố đô Huế với những nét thơ mộng, thể hiện truyền thống lịch sử xứ Huế, tâm hồn và tính cách con người Huế. Sự hiểu biết uyên bác của tác giả và sự cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa, với tấm lòng thiết tha với quê hương xứ sở, qua hình tượng sông Hương, đã tạo ra một biểu tượng về tình yêu quê hương đất nước.

Dòng sông Hương

II. CẢM NHẬN

1. Thể kí là thể loại văn học phóng túng trong đó nhân vật chính là cái tôi của tác giả - chủ thể trữ tình. Nhưng bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? có ghi rõ tên người mà tác giả đề tặng. Điều đó thể hiện ý tác giả muốn tạo ra một trường đối thoại mở, không chỉ đối thoại với chính mình mà còn hướng tới một đốĩ tượng đối thoại khác. Đó cũng là hình thức để chia sẻ niềm vui gặp gỡ bất ngờ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong giây phút tĩnh lặng với người bạn thân của mình, đồng thời cũng để thông báo cho bạn sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp ấy và cũng muốn bạn có được những cảm xúc như vậy về vẻ đẹp của sông Hương.

Khu vườn được tác giả lấy làm bổì cảnh cho câu chuyện trữ tình về dòng sông Hương là một khu vườn rất đẹp. Khu vườn ấy có địa chỉ rõ ràng chứ không phải là hư câu. Khu vườn có những kỉ vật gợi nhớ về thời kì đại thi hào Nguyễn Du sống và làm việc tại Huế. Khu vườn ấy là một không gian gặp gỡ, là nơi tác giả thường gặp gỡ bạn bè thân thiết để trò chuyện, là nơi diễn ra sự gặp gỡ giao cảm giữa tâm hồn nhà thơ và thiên nhiên đầy sắc màu kì lạ, và cũng là nơi tác giả có thể tự do chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Hương.

2. Trước khi về đến châu thổ, sông Hương đã có một vẻ đẹp riêng khác thường. Sông Hương giữa lòng Trường Sơn "đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dạ". Sông Hương mang trong mình "một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng". Sông Hương để trở thành "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở" đã dũng cảm chấp nhận một "cuộc hành trình gian truân", vất vả không hề ca thán và cũng chẳng muôn bộc lộ với bất cứ ai.

Được ví như "người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở", sông Hương mang trong mình những đặc điểm dữ dội và dịu dàng, phóng khoáng và man dại, một tâm hồn khao khát vươn tới tự do và ánh sáng. Để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương tác giả đã sử dụng những phép so sánh, ví von, nhân hoá.

Vẻ đẹp của Sông Hương trong đoạn này là vẻ đẹp thiên tạo, sông Hương là sản phẩm của tạo hoá qua hàng thế kỉ. Vẻ đẹp của sông Hương được tôn tạo từ cảnh sắc thiên nhiên, hoà quyện vào thiên nhiên, do đó, thiên nhiên đã đẹp thì sông Hương cũng đẹp.

3. Sông Hương được ví như "người gái dẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa", nhưng khi ra khỏi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, "sông Hương đã chuyên dòng một cách liên tục vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm". Cách miêu tả của tác giả như vậy nhằm gợi mở dụng ý sông Hương đang làm duyên, đang khoe vẻ đẹp "phóng khoáng và man dại" của mình, cho thấy tính chất địa chất của vùng đất mà sông Hương chảy qua. Nhưng quan trọng nhất là cho thấy khát vọng tìm kiếm không mệt mỏi của sông Hương để "gặp thành phố tương lai của nó".

Sông Hương khi ra khỏi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đã chảy qua một vùng núi, đồi rất đẹp. vẻ đẹp đó là vẻ đẹp hiếm có "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím"
của một vùng quê đất nước, là vẻ đẹp của đám quần sơn lô xó, nơi ấy "Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên", là vẻ đẹp trầm mặc "như triết lí, như cổ thi".

Cô gái xứ Huế

4. Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế thì trở nên khác biệt. Sông Hương vui tươi phấn khởi như một người yêu gặp lại người mình yêu dấu, vì thế sông Hương "vui tươi hẳn lên". Sông Hương trở nên mạnh dạn "kéo một nét thẳng thực yen tâm và nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình". Sông Hương trở nên đẹp một cách duyên dáng, mềm mại và cũng biết cách làm duyên theo cách riêng của nó. Sông Hương "uốn một cánh cung rất nhẹ"-, "đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu".

Sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế được cảm nhận từ góc độ hội hoạ, kiến trúc: sông Hương và các chi lưu của nó hiện ra qua các chi tiết tinh tế, sông Hương biến đổi "cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh" khiến cho "Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ", từ góc độ âm nhạc: sông Hương giống như "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", điệu nhạc "cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy". Sông Hương được ví như "một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya", từ góc độ quan hệ: sông Hương giông như một người tình chung thuỷ, sông Hương mang một "nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yèu" trước khi chia tay với thành phô' Huế.

Sông Hương không chỉ là dòng sông của thi ca mà còn là dòng sông của âm nhạc. Sông Hương là cội nguồn của "toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế"-, "Những bản đàn đã đi suốt đời Kiều" đã được thi hào Nguyễn Du cảm nhận từ dòng sông này. Sông Hương gợi ra cảm hứng cho vua Tự Đức sáng tác ra Tứ đại cảnh.

Phần thứ ba của đoạn trích cho thấy một tầm vóc khác của sông Hương. Tầm vóc đó là sông Hương mang trong mình một quá khứ lịch sử hào hùng, là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử. Sông Hương là người lính canh giữ biên cương của Tổ quốc, từng đảm nhiệm trọng trách "dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng". Sông Hương có tầm vóc lớn lao vì nó là "một thành phô kêt hợp tất cả các mặt "lịch sử, văn hoá, học thuật và về chính quyền".

Sông Hương không chỉ là dòng sông của các chiến tích, chiến công lịch sử, mà còn là dòng sông của tạo dựng không ngừng. Đó là dòng sông "không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ". Dòng sông mang trong mình những vẻ đẹp riêng tư thường đột khởi thành "sức mạnh phục sinh của tâm hồn" mà chỉ những người nghệ sĩ tài hoa mới cảm nhận được. Dòng sông có sức mạnh nhân lên và nâng đỡ những cuộc đời.

Có rất nhiều cách giải thích về tên gọi của dòng sôhg trong đó có truyền thuyết nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuông dòng sông làm cho làn nước thơm tho mãi mãi. Truyền thuyết đó gợi nên vẻ đẹp gần gũi thân thương của dòng sông Hương. Sông Hương gắn bó bền chặt với quê hương đất nước và con người. Sông Hương vừa kì vĩ, bí ẩn, vừa giản dị hiền hoà như tính cách của con người nơi đây.

Vẻ đẹp của. sông Hương được tác giả tái hiện qua góc nhìn thiên nhiên với vẻ đẹp tổng thể mà sông Hương là một phần của tổng thể đó, qua góc nhìn sáng tạo thi ca: sông Hương là cội nguồn của nhiều cảm hứng sáng tạo; từ góc nhìn địa lí - địa chất qua lăng kính thơ ca, từ góc nhìn văn hoá - lịch sử qua những thăng trầm của lịch sử mà sông Hương là nhân chứng và từ trí tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sĩ tài hoa.

5. Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường dạt dào cảm xúc và tràn đầy chất thơ. Cảm xúc dạt dào của tác giả thể hiện qua việc phát hiện và ngợi ca. Sông Hương vốn là dòng sông gắn bó bao đời với những người dân sống hai bên bờ của nó, cũng là dòng sông mà các du khách mỗi lần ghé thăm Huế không thể không biết tới. Nhưng những phát hiện về dòng sông Hương từ các góc nhìn khác nhau bằng tình yêu của tác giả đã mang lại cho dòng sông quen thuộc ấy vẻ đẹp đến ngỡ ngàng, vẻ đẹp ấy trở thành đối tượng ca ngợi, bình phẩm và mang lại cho người đọc những điều mới lạ.

Chất thơ bài bút kí hiện ra qua cảm xúc trữ tình của tác giả. Chất trữ tình hoà quyện với phong cách chính luận và vốn hiểu biết sâu sắc đã tái dựng khuôn mặt nhiều vẻ của sông Hương. Nói đến chất thơ không thể không nói tới năng lực tưởng tượng của nhà văn. Năng lực này tạo ra sức mạnh liên thông, liên kết các chi tiết, các hình ảnh với nhau để tạo nên cái khác thường của vẻ đẹp sông Hương. Các chi tiết, hình ảnh liên quan đến sông Hương được nhìn nhận qua lăng kính thi vị hoá, lí tưởng hoá, qua các biện pháp nghệ thuật mà quan trọng nhất là biện pháp nhân hoá. Sông Hương được nhìn nhận như là người con gái đang yêu, sông Hương được ví như người mẹ phù sa bồi đắp cho một vùng văn hoá,... Chất thơ hiện ra qua loạt truyền thuyết về sông Hương mà quan trọng và hấp dẫn nhất là truyền thuyết về việc nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm hoa đổ xuống dòng sông làm cho làn nước thơm tho mãi mãi. Chất thơ hiện ra qua tình yêu quê hương xứ sở, qua tình yêu tha thiết sông Hương.

Cô gái Di-gan

6. Nhân vật tôi - người kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong bài kí này. Cần chú ý đến cách định danh nhân vật tôi ở thể loại kí của nhà văn Nguyễn Tuân, coi thể loại kí là thể loại "độc tấu" và nhân vật tôi là nhân vật "độc tấu". Do đó, vai trò và vị trí của nhân vật tôi trong thể loại kí rất quan trọng, vừa là chủ thể trữ tình, vừa là đối tượng trữ tình, vừa hướng ngoại để giãi bày tâm sự với người, khác vừa hướng nội để bộc bạch với chính mình những cảm xúc riêng tư.

Nhân vật tôi của bài bút kí là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông không nói một lời nào về bản thân mà qua cách nói, cách thể hiện của ông trong bài kí, ta thấy được ông là con người như thế nào. Điều đó thể hiện qua vốn hiểu biết văn hoá, lịch sử sâu sắc, qua năng lực tưởng tượng gắn liền với các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá,... qua cách kể hấp dẫn, có duyên và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Đặc biệt, cần chú ý tới sự thông minh sắc sảo trong các phát hiện, khám phá của nhà văn trước một con sông đã tồn tại lâu dài trong lịch sử của miền đất này. Sự tham gia của nhân vật tôi trong kết cấu của bài kí: vừa là người kể chuyện vừa là người dẫn chuyện. Nhân vật tôi cũng chính là người nhận xét, bình phẩm các sự kiện, chi tiết liên quan đến sông Hương vừa rất khách quan nhưng cũng đậm màu sắc chủ quan, logic và khoa học, thể hiện qua sự sáng sủa của bô" cục bài kí, của cách lập luận chặt chẽ gắn liền với cách thức thi vị hoá các chi tiết sự kiện. Nhân vật "tôi", đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bài kí. Đây là một loại nhân vật đặc biệt của thể loại này.

Leave a Reply