Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình... Phần... vẽ sẵn. Anh / chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình

Đề bài

Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John có một nhận xét:

Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn đi theo con đường đã được vẽ sẵn.

(John đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013, tr.113)

Anh / chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình.

(Trích đề thi môn Văn khối D năm 2013)

ĐÁP ÁN

1. Giải thích ý kiến:

- Tính cách thụ động của phần nhiều người Việt Nam: tự chi phối, chỉ biết làm theo, nghe theo người khác, theo những cái có sẵn, được vạch trước, thiếu chủ động, sáng tạo.

2. Bàn luận ý kiến (Trao đổi với Tran Hung John)

- Tại sao phần nhiều người Việt Nam lại có tính thụ động?

* Áp lực xã hội:

+ Sợ thất bại

+ Sợ áp lực dư luận

Dẫn đến không dám đương đầu với thứ thách

- Là người đi trước thì sẽ gặp nhiều khó khăn

- Thiếu tự tin vào chính bản thân mình

- Thực trạng hiện nay:

+ Phần nhiều người Việt Nam làm theo khuôn mẫu, ít sáng tạo (đưa ra dẫn chứng), vì vậy kết quả công việc không cao, không có đột biến, cần phê phán tính thụ động.

3. Quan diểm sống của bản thân

- Từ việc trao đổi với ý kiến của John, đề ra quan diểm sống của bản thân mình, đề ra được phương hướng hành động để thực hiện quan điểm sống ấy:

+ Luôn chủ động, sáng tạo

+ Đám nghĩ, dám làm

BÀI LÀM

Từ khi Thượng Đế ưu ái ban cho con người quyền được hoà vào kiếp sống trần gian, tồn tại cho đến tận bây giờ, đã từng nếm trải hết thảy mùi vị của cuộc sống và hình thành trong suy nghĩ của mỗi người những nhận định khác nhau về lẽ sông: có bao giờ ta tự hỏi: “Vì sao cuộc sống này thú vị?” Hẳn sẽ có nhiều câu trả lời, có nhiều cách nghĩ khác nhau, nhưng theo cá nhân tôi, nó có liên quan đến tính chủ động và thụ động của con người trong cuộc sống, về điều này, người Việt kiều Tran Hung John cũng đã từng nhận xét: “Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn di theo con đường đã được vẽ sẵn.” Liệu rằng ý kiến trên có thật sự đúng đắn?

Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động

Chúng ta đều biết chủ động và sáng tạo đang là yếu tố cần thiết và được đặt lên hàng đầu hiện nay. Sở dĩ nói như vậy bởi lẽ, một đất nước trong thời kì hội nhập với thế giới, thực hiện chính sách đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thì sao có thể đi theo mãi một lối mòn sáo rỗng? Đã gọi là “đổi mới” tức phải có những đột biến, những sáng tạo, những khám phá mới trong một vấn đề cần quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, đáng buồn thay, sự chủ động, sáng tạo trong công việc lại nằm ở thiếu số người Việt Nam. Phần lớn còn lại chỉ biết thụ động làm theo những cái có sẵn, những cái đã dược vạch ra trước, mở đường trước. Nhưng thực tế, tất cả đều có cái giá phải trả, chẳng ai trải sẵn hoa hồng cho. mình đi đến vinh quang. Đôi chân này phải tự bước di và tự đúng dậy khi nó chẳng may vấp phải những ngại vật không nên có. Đa phần người ta nghĩ rằng: những cái có sẵn, những lôi mòn trước đã trở thành chuẩn mực, và “nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường”, đương nhiên không ai bận tâm đến việc bản thân mình phải chủ động sáng tạo ra những cái mới, những điều chưa ai nghĩ tới. Vâng, nếu quả thật như vậy, thì cái chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước kia sẽ mãi là lí thuyết suông, muốn đổi mới, dứt khoát phải chủ động, sáng tạo.

Trong cuộc sống, ai cũng muốn mình là người thành công, là người giỏi giang, luôn tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt mọi người. Trong một lớp học, học sinh nào cũng muốn trở thành lớp trưởng, là người tiên phong, dẫn đầu trong các hoạt động của lớp, của trường, là tâm gương sáng cho các bạn noi theo. Nhưng thầy cô, bạn bè có tin tưởng? Bản thân mình có tự tin là mình sẽ làm được điều đó? Và nếu như mình thất bại thì mọi người sẽ nghĩ sao, tất cả sẽ nói như thế nào? Hàng tá áp lực dẫn ta đến suy nghĩ: “Không! Không được! An phận vẫn hơn, cứ là tổ viên, chấp hành đúng theo quy định của trường, lớp, vậy thôi, thế là an toàn!”. Và rồi, mặc dù có khả năng nhưng chính lối suy nghĩ tiêu cực, thiếu tự tin đó đã khiến ta lùi một bước, không dám thử thách chính bản thân mình. Cứ mỗi lần đứng trước một khó khăn, thách thức đòi hỏi ta phải vượt qua thì lòng người lại e ngại. Nếu trong một tập thể thì người này lại đùn đẩy cho người kia: “Anh làm trước di! Anh thử trước xem thế nào!”, đáp lại rằng: “Thôi, tôi không dám đâu, tôi sợ lắm, anh làm trước đi!” Vậy xin hỏi, nếu anh cứ sợ, cứ không dám thế kia thì mọi chuyện sẽ đi đến đâu, khó khăn sẽ giải quyết thế nào? Đồng ý nỗi sợ ấy không có gì sai trái, nó là tâm lí hiển nhiên của con người, nhưng cốt lõi là phải biết vượt qua tâm lí ấy, sẵn sàng đối mặt với thử thách, mặc kệ dư luận, mình cứ cô' gắng hết sức, thế là được! Người ta cho mình, người ta mía mai mình nhưng chắc gì người ta đã làm được như mình, cứ tin vào chính bản thân mình, ta sẽ làm được tất cả.

Tran Hung John đã rất đúng đắn khi cho rằng, chính “áp lực xã hội khiến bạn di theo con đường đã được vẽ sẵn”. Nếu ta biết dũng cảm hơn một tí, tự tin hơn một tí thì mọi việc sẽ khác. Dầu biết khó khăn, thử thách đang ở trước mặt, thất bại cùng là điều dễ xảy đến nhưng đừng vì thế mà nản lòng, mà nhụt chí. Có thất bại, mình mới trưởng thành hơn, thành công hôm nay được xây dựng từ thất bại của hôm qua, vậy thì tại sao phải sợ? Dám chủ động đương đầu với thử thách, điều tốt dẹp cũng sẽ đến với ta.

Tính cách thụ động

Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi người lao động phải sáng tạo và tư duy. “Nếu bạn được đưa giấy có dòng kẻ, hãy viết bằng mặt còn lại.” (Sophia Loren). Nói như vậy không phải là ta không nghe theo, không làm theo những khuôn mẫu trước đó. Quan trọng là ta biết kế thừa một cách sáng tạo, có phát huy và đổi mới. Sở dĩ người ta thành công, người ta làm việc đạt kết quả cao đa phần là họ biết tìm cho mình một lối di mới. Năng nổ và chủ động, sáng tạo trong công việc sẽ giúp bạn tự tin vào bản thân, khẳng định được tài năng của chính mình.

Thụ dộng tạo cho người ta cảm giác bạn như một cổ máy, hằng ngày quần quanh với nhiệm vụ được giao, hoàn toàn không giao lưu, không va chạm với thực tế. Cứ như vậy, ta đã tự xây nên một bức tường vô hình giữa mình với thế giới xung quanh, biến mình thành một người lac hậu, xa cách, điều đó có nên không?

Đến đây, xin được trả lời câu hỏi đưa ra ở đầu bài. Sở dĩ cuộc sống này thú vị là bởi chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai, chuyện gì sẽ đến trong tương lai. Nhưng số phận là do ta chủ động quyết định. Hãy biết tự tin vào chính mình, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách. Không có cái gọi là định mệnh hay duyên số, cuộc đời ta là do ta nắm giữ, “không có văn hoá và thứ tự do tương đối nó gọi lên, xã hội ngay cả khi hoàn hảo củng chỉ là rừng rậm.vậy mọi sáng tạo đích thực đều là món quà gửi tới tương lai.” (Pierre Reverdy)

Nhận xét của người Việt kiều Tran Hung John đã nói lên thực trạng hiện nay của xã hội ta. Đó là một tiếng chuông cảnh báo, nhất là đối với thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Ai cũng cần chủ động trong công việc, sáng tạo trong lao động, hiểu được mục đích cùa cuộc sông là sông có mục đích. Có vậy, ta mới tự mình bước đến được vinh quang.

Leave a Reply