Em có đồng ý với ý kiến sau đây của Bailey: “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười"

Nếu có ai hỏi bạn: “cuộc dời bạn đã đi qua có diều gì luyến tiếc”, bạn sẽ trả lời ra sao? Đó là sự ngậm ngùi, luyến tiếc trước những cơ hội bị bỏ lỡ, là nỗi ân hận trước những lỗi lầm, những vết thương gây ra cho người khác?... Có vô số những điều mà con người phải xót xa, luyến tiếc khi nghĩ về nó. Vậy hãy sống ngay từ bây giờ, sống một cuộc sống có ích, để sau này không phải có những phút giây ngậm ngùi khi nhìn lại quá khứ. ''Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời mọi người khóc còn bạn, bạn cười"(Bailey).

Đời người chí sống có một lần

"Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được làm bằng thời gian" (Benjamin Franklin). Quả vậy, thời gian luôn là cỗ máy vĩnh cửu kéo lê theo từng mảnh ghép cuộc đời, không bao giờ lấy lại được. Con người muốn được sống, sống đúng nghĩa, muốn được khẳng định mình trên trục vô hạn ấy thì phải biết quý trọng từng phút giây, tùng khoảnh khắc.

"Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người cười”. Tiếng khóc vang lên đánh dấu một cuộc đời mới, một con người mới gia nhập vào xã hội loài người. Đó là tiếng khóc chào đời, tiếng khóc trong giây phút bỡ ngỡ được tự mình hít thở bầu không khí, tiếng khóc oà lên trong niềm vui sướng, hạnh phúc của bao người. Cũng bắt đầu cuộc đời mình bằng tiếng khóc chào đời nhưng mỗi con người lại tự tạo cho mình một lối sống riêng, một cuộc đời riêng. Và những cuộc đời ấy chỉ dược đánh giá đúng nhất khi nó kết thúc - lúc con người mất đi. Bạn chỉ thực sự là con người sống đúng nghĩa khi "khi bạn qua đời mọi người khóc còn bạn, bạn cười".

Đó không phải là cái chết trong sự cô độc mà là cái chết trong những giọt nước mắt tiếc thương, đau xót của mọi người và nụ cười mãn nguyện, thanh thản của bạn vì đã sống một cuộc đời đáng sống-một cuộc đời có ý nghĩa, một cuộc đời mà mọi trách nhiệm đối với bản thân, gia đình cũng như xã hội đã được hoàn thành.

Mỗi cá nhân, muốn thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội thì trước tiên phải có trách nhiệm với chính bản thân mình: sống nghiêm khắc với chính mình, không buông thả và luôn phải có ý thức rèn luyện nhân cách, đạo đức.

Ngạn ngữ Nga có câu "Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng". Thật vậy, từ khi sinh ra, mỗi con người đã được ban cho một trái tim để yêu thương, để đùm bọc, che chở nhau mà sông. Bởi vậy, bạn chỉ thực sự là người đã sống đúng nghĩa nếu bạn biết yêu mẹ, kính cha, biết đau trước những nỗi đau của người khác, biết xót trước những cảnh đời hẩm hiu, tội nghiệp, và biết đưa tay ra giúp đỡ mọi người khi mình có thể.

Hãy thử nghĩ xem cảm xúc của bạn sẽ ra sao khi đưa một cụ già sang đường hay bỏ mặc một người cần giúp đỡ? Dù chỉ là những hành động nhỏ nhoi nhưng có lẽ chúng sẽ để lại cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ: là niềm vui hay là sự day dứt suốt cả ngày và cả sau này khi mỗi lần nghĩ lại.

Mỗi con suối dòng sông cho dù có trôi về trăm ngả rồi cũng hoà vào biển cả mênh mông như con người dù có bao cảnh đời, bao hoàn cảnh rồi cũng gặp nhau nơi xã hội.nơi ấy, mọi trách nhiệm, mọi quan hệ sống được thể hiện rõ nhất. "Vấn đề không phải là chúng ta sống bao lâu mà sống như thế nào?" (ngạn ngữ Anh). Phải! Sống như thê nào? Sống có ích, sống đẹp, sống tốt hay "sống hoài", "sống phí"? Giữa xã hội với bao bộn bề, con người chì có ích khi cống hiến được tài đức của mình cho sự phát triển chung, sống với người bằng tất cả tình thương và trách nhiệm, sống sao cho mình không bị lẻ loi, đơn độc.

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đả mất đi trong tiếng thương khóc của hàng triệu con người Việt Nam, của bao trái tim yêu hoà bình trên thế giới. Người đã ra đi trong sự thanh thản, nhẹ nhàng trong giai điệu quan họ, ví dặm ngọt ngào bởi cả đời Người đã sống vì dân, vì hoà bình, tự do, hạnh phúc con người, đưa những kiếp sống lầm than thoát ra khỏi bóng đen nô lệ.

Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí

Người con gái miền đất đỏ - Võ Thị Sáu cũng vậy. Chị đã đến trường bắn với tiếng cười, tiếng hát, với đoá hoa cài lên tóc, với sự yêu đời của cô gái tuổi trăng tròn. Bởi chị đã chết một cái chết có ý nghĩa, đã hi sinh cho những lí tưởng cao đẹp - vì hoà bình, tự do dân tộc. Không còn gì phải tiếc nuối, phải ân hận.

Người với người, người với đời.... con người muốn sống hữu ích thì phải biết cách hài hoà các mối quan hệ ấy. Phải sôìig sao cho có ý nghĩa, sống đế không phải ân hận, oán trách, không phải chết trong sự cô độc, trong sự dày vò, cắn rứt bởi "Đời người chí sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí" (.Thép đã tôi thế đấy - Ôttơlôpki).

Đó là một quan niệm sống đúng đắn, tích cực, phù hợp với mọi thời đại. Xã hội chỉ tiến bộ, văn minh khi mỗi cá nhân luôn ý thức dược vai trò và trách nhiệm của mình đối với thế giới xung quanh.

Quan niệm sống ấy khiến con người yêu đời hơn, trân trọng hơn từng giây phút mình đang có để mà thốt nên rằng “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” (Khlin Gibran).

Con người muốn sống trong niềm vui, niềm hạnh phúc thì phải sống giữa mọi người, hoà đồng, không xa cách, sống biết cống hiến, hi sinh để đến khi chết đi trong tiếng khóc của mọi người và trong nụ cười mãn nguyện của bản thân.

Leave a Reply