Em có suy nghĩ gì về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam chúng ta

Ý chính trong bài:

– Từ trước tới nay, dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo

– Truyền thống đó ngày càng được kế thừa, phát huy và trở thành nét đẹp trong phẩm chất con người. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh, truyền thống đó đã và đang được bồi dưỡng

Tôn sư trọng đạo

- Kính trọng, yêu mến người thầy và đề cao đạo lí con người do thầy dạy dỗ, giáo dục. Đó là đạo đức phù hợp với lí tưởng trong từng thời kì lịch sử của dân tộc ta.

- Từ ngàn xưa, dưới thời phong kiến, ông cha ta từng dạy phẩm chất tôn sư trọng đạo. Những câu tục ngữ, ca dao được truyền tụng để giáo dục con cháu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, nghĩa là “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”. hay “Không thầy đố mày làm nên”: Nêu cao vai trò của người thầy

- Ngày nay, trong thời đại mới, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước,.....vẫn thăm hỏi, chúc mừng chu đáo. Những ngày kỉ niệm cũ hay Nhà giáo Việt Nam, các học sinh dù thành đạt đến đâu, dù chức vị cao đến mức nào vẫn không quên ơn thầy, cô giáo cũ của mình, họ kính báo thầy cô với tấm lòng chân thành.

- Với nhũng học sinh đang học trong trường lớp, thái độ tôn trọng, nghe lời thầy cô dạy dỗ là biểu hiện cụ thể của truyền thống tôn sư trọng đạo

- Hiện nay, 1 số học sinh đang quên đi truyền thống tốt đep đó của dân tộc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn đó đã có thái độ không đúng với thầy cô: găp không chào 1 cách lễ độ mà nghênh ngang, hỗn láo, không có những từ thể hiện thái độ lễ phép như ”thưa”, “vâng”, “ạ”…

+ Cần hiểu tình cảm của thầy cô đối với mình

+ Ở nhà nghe lời cha mẹ thế nào đến trường nghe lời thầy cô như thế. Khi đã có được tình cảm của thầy cô thì nên trân trọng, gìn giữ

=>Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo

Leave a Reply