Em hãy giải thích câu: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

Mở bài:

- Tục ngữ ca dao là kho tàng trí tuệ, là túi càn khôn của ông cha ta. Gửi gắm vào đó là bao bài học quý giá nhằm dạy con cháu người Việt Nam biết cách làm người sống cho phải đạo. Ông cha ta còn dạy chúng ta có ý chí về mọi mặt để trở thành con người tốt, con người có ích. Đặc biệt là câu tục ngữ ;"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ có ý nghĩa như một lời khuyên, một lời cổ vũ cho việc đi xa học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của con người. Câu tục ngữ trở thành một chân lý cho mọi người, mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện đại ngày nay.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Thân bài:

- Để hiểu thấu đáo lời dạy của ông cha ta, trước hết ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ. Xét theo nghĩa đen thì "Đi một ngày đàng" chỉ việc đi ra khỏi phạm vi nơi mình học tập và sinh sống. "Học một sàng khôn" có nghĩa là học được một số điều khôn ngoan của nhân loại. Nếu nói một cách cụ thể thì câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" có nghĩa là chỉ việc đi xa để học thêm kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiễm và cao hơn là khả năng, năng lực suy xét giải quyết các vấn đề do đời sống đặt ra sao cho có hiệu quả nhất. Hay nói một cách khác câu tục ngữ khuyên chúng ta không chỉ học kiến thức ở trường mà còn phải học kiến thức ở thực tế xã hội.

- Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Nó nêu lên một chân lý phổ biến và đã được thực tế chứng minh rõ ràng đúng đắn. Mỗi khi chúng ta được đi tham quan thực tế hay có dịp đi xa đã giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tận mắt nhìn thấy tận tai nghe thấy thì mới khẳng định sự việc đó là đúng. Cho nên dân gian mới có câu: "Trăm nghe không bằng một thấy" là như vậy.

- Câu tục ngữ khuyên chúng ta không chỉ học tập kiến thức ở trong nhà trường mà còn phải học tập trí khôn ở trong thực tế. Mỗi một lần trải nghiệm thực tế, va vấp ngoài đời là ta khôn lên và hiểu biết rất nhiều. Chính việc đi một ngày đàng lại còn giúp chúng ta một lần thực hành và nắm kiến thức đã học trong nhà trường chắc hơn.

việc đi ra khỏi phạm vi nơi mình học tập và sinh sống

- Ai cũng biết cuộc sống hết sức phong phú, nó là một trường học lớn để rèn luyện con người. Nếu chúng ta biết chăm chỉ đi một ngày đàng thì chứng ta sẽ học được rất nhiều trí khôn của nhân loại. Thực tế ngoài đời là nơi chỉ bảo cho chúng ta nhiều điều trong sách vở không có. Đi vào thực tế càng nhiều chúng ta càng trở nên rắn giỏi khôn ngoan và thông thái hơn. Thực tế đường đời là nơi kểm nghiệm và điều chỉnh lại các kiến thức ta đã được học trong sách vở và trong nhà trường.

- Qua câu tục ngữ ông cha ta khuyên bảo chúng ta cả hai hình thức học tập là học trong nhà trường và trong thực tế cuộc sống. Tức là chúng ta không nên xem nhẹ hình thức học nào mà phải kết hợp hai hình thức học hay chính là học đi đôi với hành. Có như vậy chúng ta mới nhận thức được đầy đủ toàn diện cả lí thuyết và thực hành.

- Xác định được điều đó chúng ta cần phải có phương pháp học tập đúng đắn. Không nên chỉ học tập trong nhà trường mà hãy đi đây đi đó học tập. Đặc biệt trong thời đại hiện đại ngày nay việc học của chúng ta không chỉ dừng lại ở trong nước mà cần phải du học để tiếp thu khoa học tiên tiến và khoa học hiện đại nhằm nâng cấp tri thức nước nhà.

Kết bài:

- Câu tục ngữ :"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là câu tục ngữ thể hiện khát vọng của người xưa được đi xa để học hỏi. Nó là một nhận thức hoàn toàn đúng. Đối với thế hệ trẻ ngày nay cần phải hiểu đúng lời dạy để có ý thức rèn luyện mình để học tập cho tốt nhằm thực hiện ước mơ ngàn đời của ông cha ta.

Leave a Reply