Em hãy kể một câu chuyện có nội dung như câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Như đã biết, nếu không có cha mẹ sanh thành dưỡng dục, thì không có chúng ta ở trên quả đất nầy. Quả thật vậy:

Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Lên non mới biết non cao

Sau khi sanh nở xong, mẹ cũng phải cận kề để lo cho con liên tục trong ba năm nhũ bộ, rồi cùng cha lo từ tấm tã, từ manh quần tấm áo, từ giấc ngủ cho đến khi đau ốm. Trái lại, nếu không có cha tạo thành cũng như lao tâm, lao lực, nhọc trí lo lắng cho con từ tinh thần đến vật chất để có sự sống và còn tiếp tay với mẹ dạy dỗ con từ tấm bé cho đến khi khôn lớn, thì không có con ngày hôm nay. Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya, nhất là sự lo lắng lúc mọc răng, ấm đầu phải chạy lo từng liều thuốc hay giọt sữa...Để rồi, khi con khôn lớn, việc lo toan đó lại càng chồng chất nhiều hơn nữa và mong sao con sau này sẽ nên danh nên phận, hữu dụng với họ hàng, làng nước. Ngoài ra, trong thời kỳ mẹ mang thai dạ chửa, cha lúc nào cũng cận kề mẹ, để săn sóc, giúp đỡ mẹ từ miếng ăn, bởi vì mẹ hết thèm món này đến món nọ, nhất là những trái cây có vị chua hoặc vị ngọt hay một nồi chè thật ngon ngọt cũng nên, thay vì ăn cơm bình thường như mọi ngày. Khi con lọt lòng mẹ, cha cũng phải đỡ đần mẹ để pha từng bình sữa, giặt giũ khi mẹ còn non yếu sau khi sanh nở. Khi con được đầy tháng, cha cũng đứng ra lo liệu lễ vật nhang đèn để cúng đầy tháng cho con, cha khấn vái cầu xin mụ bà và các vị thần linh phù hộ cho con mau ăn chóng lớn, có lẽ đó là lần đầu tiên trọng đại trong đời khi cha mẹ có đứa con đầu lòng. Khi con được hai ba tháng, nằm ngữa hươ tay hươ chân, mở mắt nhìn ngơ ngác, xoay đầu sang phải, sang trái, rồi nở nụ cười vô tư hồn nhiên, nhưng làm cho cả nhà vui mừng, quả thật nụ cười của con làm cho những nụ cười rạng rỡ của các khuôn mặt người thân thương trong gia đình và xóa mờ những nếp nhăn trên trán của ông bà, bởi vì con đã biết nở nụ cười đầu đời, để rồi thời gian cứ trôi qua, con lần lượt biết lật, biết bò, biết ngồi, biết vịn tay cha mẹ đứng lên được, rồi bước những bước rụt rè. Tiếng reo vui, tiếng khuyến khích người thân trong gia đình vang lên rộn ràng đầm ấm, trong đó có lẫn tiếng của cha mẹ. Hơn nữa, cha cũng thường được phân công đút cho con những miếng ăn đầu tiên... Ôi! làm sao kể cho hết những công lao của cha dành cho con. Mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng trẻ mới vừa được làm cha mẹ, sanh được đứa con đầu lòng, thì lúc nào cha mẹ cũng dành hết tình thương cho con, nhứt là cha sẵn sàng làm trò hề để cho con vui hoặc làm thân trâu ngựa để cho con cỡi, miễn sao con vui là được... Đó chính là tình thương của cha dành cho con thật vô bờ bến vậy. Khi con đến tuổi đi học vỡ lòng, cha mẹ lo lắng đưa đón cho con đến trường, thật đúng với câu : "Cha đưa, Mẹ đón" (thành ngữ). và hằng đêm cha lại dạy dỗ từng chữ để con học để nên người sau này. Do vậy, công cha đối với con cũng vô cùng to lớn như mẹ vậy, nào là lo ăn mặc, cho con ăn học, dạy dỗ cho con... bởi vì, chỉ có cha con mới sợ đòn, mà chịu nghe lời dạy bảo hơn mẹ, bởi tục ngữ:

Mẹ đánh một trăm roi

Không bằng cha hăm một tiếng

một trăm là để chỉ 100 roi.

Công Cha như thế đó, còn công Mẹ như thế nào?

Như chúng ta đều biết, sau khi con đã chào đời, mẹ lúc nào cũng ở cận kề con hơn cha, để cho con bú với bầu sữa mẹ mỗi khi con khát sữa, (Con không khóc, mẹ không cho con bú), trong suốt ba năm nhũ bộ, mỗi lần con mọc răng, ngứa nướu con thường cắn vú mẹ, nhưng người mẹ vẫn cam chịu đau và lại mừng thầm nữa, bởi vì, biết con đã mọc răng sữa, cho nên người mẹ mới mắng yêu rằng : "Con đã mọc răng, nói năng gì nữa" (tục ngữ). Khi con được vài tháng, mẹ bắt đầu nấu cháo hay nhai cơm cho nhuyễn với cá hay thịt, với nước miếng của mẹ làm cho dễ tiêu, rồi mớm cơm vào miệng cho con ăn. Đó là phương pháp ngày xưa, phương pháp này rất tiện và có cả tình thương của mẹ dành cho đứa con nữa, mặc dù thấy không hạp vệ sanh như ngày nay... Do những công lao của mẹ như trên, đã được trong dân gian truyền khẩu qua ca dao, tục ngữ như : Con mẹ có thương mẹ thay,

Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.

Cha mẹ sanh thành tạo hóa,

Nhai cơm, lựa cá, nhai cá lựa xương.

Tình ở đây là tình mẹ dành cho con thật bao la, bát ngát vô tận, mỗi lần mẹ cất tiếng ru con ngủ, thì mẹ cũng nói lên nỗi niềm ấy như sau :

Ví dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,

Khó đi mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

hay là :

Cha mẹ ngoảnh đi, thì con dại,

Cha mẹ ngoảnh lại, thì con khôn. (tục ngữ)

Và mẹ cũng hy sanh, dành nơi khô ráo cho con nằm ngủ, mỗi khi con *** dầm hoặc những đêm vào mùa thu con không ngủ được, vì trái nắng trở trời, mẹ phải thức thâu đêm để đưa võng ru cho con ngủ, bởi có câu :

Gió mùa thu mẹ mẹ ru con ngủ,

Năm canh chày thức đủ năm canh.

cho đến khi con lên ba tuổi, thì cha mẹ mới đỡ khổ. Quả đúng vậy, bởi vì :

Ai rằng công mẹ như non,

Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.

Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,

Khi con khôn lớn, cha mẹ còn lo dựng vợ gả chồng (khi nhắc đến Đám Cưới, thông thường trong dân gian biểu tượng Rồng (Long) và Phượng (Phụng) để chỉ Chồng và Vợ hoặc là trong các nhà hàng ngày nay thường đặt tên Long Phụng. Bởi do tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng mà ra. Nếu phân tích tứ linh së thấy : Long (dương), Lân (âm), Quy (dương), Phụng (âm), cho nên dùng tên Long Phụng cho ngắn gọn, để chỉ sự hạnh phúc bởi có trời (dương) và đất (âm) tức có chồng có vợ và trong dân gian thường chúc Đám Cưới : <Long Phụng hoà minh, sắc cầm hão hợp>).

, nhiều khi còn phải cực khổ với đàn cháu nhỏ cho đến ngày theo ông bà, cho nên bổn phận làm con phải biết kính hiếu cha mẹ, đúng như câu ca dao dưới đây :

Công cha ba năm tình thâm lai láng,

Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,

Biết lấy chi đền đáp khó khăn,

Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.

Công ơn cha mẹ sâu dày như thế đó, nói làm sao hết được, chỉ khi nào :

Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ (ca dao).

Việc kính hiếu đối với cha mẹ, không những thờ cha kính mẹ ngang nhau, bởi vì cha mẹ là người sanh thành dưỡng dục, mỗi người đều có công và trách nhiệm để lo lắng, quả đúng với câu :

Mẹ dạy thì con khéo,

Cha dạy thì con khôn (tục ngữ).

Đối với mẹ, chúng ta phải có bổn phận xem người mẹ như :

Mẹ già như chuối chín cây,

Gió đưa trái rụng con rày mồ côi.

(Quả đúng vậy, bởi vì khi Mẹ già có khác gì <Chuối chín cây>, khi bị một ngọn gió Mẹ sẽ bị đau bịnh rồi chết, hơn nữa nếu nhà nào có trồng chuối nhiều, sẽ thấy buồng chuối chín cây, vì không đốn kịp, mỗi khi có ngọn gió, các trái chuối lần lượt rơi rớt, có khác gì thân Mẹ già bị ngọn gió độc vậy. Đây là, hai câu tục-ngữ rất xác-thực trong dân gian VN, đã tài tình ví tuổi già yếu đuối của Mẹ không khác Chuối chín cây).

Mẹ già ở túp lều tranh.

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con (cao dao).

hay là :

Muốn cho gần mẹ gần cha,

Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

Hoặc, nếu chúng ta ở xa cha mẹ, người con hiếu kính phải gởi về quà cáp cho cha mẹ, ví như sau :

Ai Về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kinh thầy.

hay là :

Ai về tôi gởi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

Nếu một khi chúng ta bị lỗi với người mẹ, thì chỉ than như sau :

Me ơi! Đừng đánh con hoài,

Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.

Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,

Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn (ca dao).

Để rồi, khi những người con gái của mẹ đến tuổi lập gia đình, nhưng vì thương cha mẹ già, các em còn thơ dại nên rất muốn ở gần, nên thốt ra những lời như sau :

Mẹ ơi! Đừng gả con xa,

chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.

Chim đa đa đậu nhánh đa đa,

Chồng gần không lấy, lấy chồng xa.

Một mai cha yếu mẹ già,

Chén cơm ai xới, kỷ trà ai dâng (ca dao).

Thời xa xưa, cha mẹ thường có trọn quyền định đoạt mọi việc lớn nhỏ cho con cái, kể cả việc dựng vợ gả chồng. Hể cha mẹ chọn đâu thì con cái phải nghe theo, vì có câu : Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó (tục ngữ). Cho nên, có những anh chàng thất vọng vì không được cha mẹ của nàng chấp nhận, đã than thở như sau :

Cha mẹ biểu ưng, em đừng nói phải,

Em nỡ lòng nào bạc đãi bỏ anh (ca dao).

Thế nhưng, nàng lại một mực từ chối việc bỏ nhà theo trai, nên mới thốt ra câu :

Cha sanh mẹ đẻ, không lẽ theo anh,

Xấu cha, xấu mẹ đôi mình tốt chi.

Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem,

Bổn phận tôi gái, mấy em còn khờ...(ca dao) .

Những lời của người con gái thốt lên ở trên đối với người yêu quả thật đáng khen vì đã làm tròn bổn phận con cái cũng như giữ gì được danh giá cho gia đình đối với cha mẹ, đó cũng là cách báo đền kính hiếu cha mẹ vậy.

Leave a Reply