Em hãy viết đoạn văn chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong bài ca dao sau: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/ Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/ Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!/ ... Như chim vào lồng như cá cắn câu"

Đề bài:

Em hãy viết đoạn văn chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân,

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?” 

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bài làm

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân,

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!

- Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng, như cá cắn câu

Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ!

Chim vào lồng biết thuở nào ra!

Bài ca dao được cấu trúc bằng hai ngôn ngữ: ngôn ngữ của người con trai và ngôn ngữ của người con gái. Bài ca dao giống như một vở kịch với hai lời đối thoại. Nhưng lời nói của người con trai không hẳn là một lời nói, có vẻ như là lời kể của ai đó, một nhân vật thứ ba, ở ngoài. Tại sao? Không có gì khó hiểu cả: người con trai đang ở trong một trạng thái bất ổn, phân thân, hồn một nơi mà thân xác một nơi. Nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: không hiểu anh loăng quăng, líu quíu trèo lên, trèo xuống để làm gì vậy? Thật ra, có gì lạ đâu. Nhớ, trong một bài ca dao khác, một người con gái cũng có cái dáng điệu loăng quăng líu quíu như thế: “Khăn thương nhớ ai / Khăn rơi xuống đất / Khăn thương nhớ ai / Khăn vắt lên vai...”. Sự loăng quăng líu quíu ấy chỉ là một cách để làm nguôi ngoai một tâm trạng bời bời, đồng thời cũng là một dấu hiệu cho thấy anh không còn tự chủ được mình nữa, anh bị thất lạc tâm hồn. Anh bàng hoàng. Anh thảng thốt. Anh chấn động trước sự việc người anh yêu thầm đi lấy chồng. Ngắm nụ hoa tầm xuân xanh biếc, người con trai ngẩn ngơ: “Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay.” Một câu hỏi quan trọng mà người đọc thơ không thể không đặt ra: có quan hệ gì giữa nụ tầm xuân và việc người con gái lấy chồng, từ đó, dẫn đến niềm tiếc nuối, xót xa kia? Ngỡ như không có. Mà lại có. Ở cái vần ‘iếc’ trong chữ ‘biếc’ cuối một câu thơ vốn có thật nhiều nguyên âm mở. Nó như một sự khép lại. Nó mảnh. Nó sắc. Như một sợi khói bay lên, bay lên, xa hút: nó hình tượng hoá một sự mất mát, một cái gì vuột khỏi tầm tay. Người con gái chắc cũng yêu bạn mình. Chị đã từng chờ đợi. Hoài công vì sự nhút nhát của anh. Chị vừa thông cảm lại vừa giận. Chị đay nghiến: “ba đồng... một mớ....”. Sở dĩ đay nghiến là vì còn yêu, còn thương. Nhưng dẫu sao thì cũng đã lỡ: chị đã có chồng. Người con gái ý thức rất rõ điều đó, cho nên, giọng chị cứng lại: Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng... Vần hai câu thơ rơi vào âm ‘ông’ sang sảng, ngân vang. Mạnh, rất mạnh. Dứt khoát, rất dứt khoát. Nhưng tôi ngờ là chị chỉ cao giọng để lừa dối chính chị. Bởi, nói chưa hết câu ấy, giọng chị đã trầm xuống, thổn thức: ....Như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra. ‘Câu’, ‘đâu’, ‘gỡ’, ‘thuở’: những chữ kết thúc bằng nguyên âm ‘u’ và ‘ơ’, nửa khép nửa nhẹ, bềnh bồng, rưng rưng, không chừng là một tiếng khóc . Chúc bạn cuối tuần vui hơn khi đọc bài ca dao này

Leave a Reply