Giải thích và chứng minh câu ''Đi một ngày đàng học một sàng khôn''

“Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”

Với câu ca dao này, ông cha ta khuyên dạy chúng ta rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Cũng cùng nội dung này, tục ngữ có câu ngắn gọn hơn : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn .” Sau đậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ .

Giải thích và chứng minh câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Câu tục ngữ trên có nghĩa là gì? Câu tục ngữ này có từ ngữ tương đối dễ hiểu chỉ có từ “sàng khôn ” và từ “ngày đàng” . Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Ngày đàng là từ biến âm của đường, cách dùng thời gian để đo đường đi . Còn sàng khôn là dụng cụ bằng tre, nứa dùng để sàng, sấy gạo. ” Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải học ngoài xã hội, chứ không chỉ học ở trong trường, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Trong thực tế, nhiều người đã áp dụng câu tục ngữ và thành công trên đường đời . Hồi xưa, nhân dân ta không có cơ hội ra nước ngoài mà chỉ ở một chỗ để làm việc nên họ không có nhiều kinh nghiệm, những kĩ thuật tiên tiến của các nước khác . Ngày nay, một số nơi đã thay đổi, họ thu hoạch được sản lượng tốt nhiều hơn là do họ học được những phương pháp trồng trọt tốt của nước ngoài . Sách vở không phải là đầy đủ những kiến thức ta cần . Có những cái mà chỉ có tận mắt chứng kiến, tận tai nghe ngóng thì mới có như câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” . Đi thực tế giúp ta hiểu thấu đáo cuộc đời hơn . Không những nó giúp ta trau dồi kiến thức mà còn giúp ta biết cách làm người tốt . Nó giúp ta biết cách đối nhân xử thế, biết cái nào phải cái nào trái để áp dụng vào đời sống . Bác Hồ đã lên tàu sang các nước khác để tìm đường cứu nước . Bác đã học được nhiều chiến thuật, chiến lược hay để tìm đường lối thích hợp chống giặc .

Làm sao để thực hiện đúng câu : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ?Người ta vẫn thường nói : “ Học phải đi đôi với hành .” Vì thế, chúng ta phải áp dụng kiến thức vào thực tiễn . Chúng ta phải học cách làm việc để thực hiện mục đích của mình . Chúng ta có đi đâu chăng nữa mà sử dụng phương pháp : “ cưỡi ngựa xem hoa” thì cũng như không đi . Vậy làm sao để khắc phục khuyết điểm đó ? Khi đi, chúng ta phải quan sát kĩ, hỏi mọi người để thấm thía ý nghĩa của cái mình thấy . Sau đó, chúng ta ghi nhớ trong đầu, ghi chép vào sổ tay rồi tìm cách ứng dụng vào thực tế .

Tóm lại, câu tục ngữ trên là một chân lí cho những ai khao khát học hỏi, muốn khám phá những điều mình chưa biết . Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng cải tiến, bức phá trên nền kinh tế hiện đại hóa này . Vì thế, chúng ta cần đi khắp nơi học hỏi những diều hay, lẽ phải để không bị tụt hậu với thế giới . Nhiều học sinh, sinh viên đang rất cố gắng để được đi du học ở nước ngoài . Đó là những gương điển hình cho câu tục ngữ này . Những người đó sẽ thành công trong tương lai, thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. .”

Leave a Reply