Giải thích về câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

DÀN Ý 1

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

“Uống nước nhớ nguồn”

Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “Ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

Giải thích về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

II. Thân bài

1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

a. Nghĩa đen

- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.

- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng

- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai

b. Nghĩa bóng

- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ

- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ

- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình

- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình

- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình

2. Ý nghĩa của câu tục ngữ

- Lòng biết ơn

- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn

3. Bàn luận vấn đề

- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta

- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta

- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa

- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.

4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày

- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…

- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.

- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.

- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….

- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp, phát huy …

- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.

DÀN Ý 2

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

II. Thân bài: chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

1. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

  • Nghĩa đen: khi ăn khoai phải nhớ đến kẻ mà trồng khoai cho ta ăn, còn khi uống nước thì nhớ đến nơi mà có nguồn nước, sản sinh ra ra nguồn nước.
  • Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

2. Chứng minh cau tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn:

– Thời xưa:

  • Người ta thường tổ chức cúng kiếng để cảm ơn rời đất
  • Mỗi vụ mùa đều cúng thần linh
  • Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ
– Thời nay:
  • Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,….
  • Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ nagx xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa,….
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

Leave a Reply