Giới thiệu về tập thơ Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Anh (chị) hãy phân tích các bài Chiều tối, cảnh chiều hôm trong tập thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên

Đề tài

Giới thiệu về tập thơ Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách giáo khoa Văn 12 (phần Văn học Việt Nam) nhận xét rằng, về phương diện thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp, “có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa” của người tù vĩ đại. Anh (chị) hãy phân tích các bài Chiều tối, cảnh chiều hôm trong tập thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên

Bài làm

1. Giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù

Nhật kí trong tù, là tập thơ viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh trong thời kì Người bị giam giữ ở nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch từ tháng 8- 1942 đến tháng 9-1943?

Chiều tối

- Nhật kí trong tù là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề nhất của chốn lao tù.

- Giải thích nhận xét “Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa của người tù vĩ đại”.

- Do được viết bằng thể “nhật kí” tập thơ ít nhiều đã tự nói được cái riêng, tính chất “tự họa của tác giả.

- Tập thơ là những ghi chép về cuộc sống tù đày của tác giả, nó phù hợp với đặc điểm của thơ trữ tình, đặc tính “tự biểu hiện” cũng được thể hiện rõ.

- Thí sinh có thể nêu lên các đặc điểm của “chân dung tự họa” qua tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, yêu tự do, cốt cách ung dung, tự tại, tinh thần chiến sĩ rồi chứng minh băng những ý thơ hoặc lồng những ý trên vào phân tích các bài thơ cụ thể, cốt yếu phải làm rõ được “bức chân dung tự họa” trong mỗi bài.

2. Phân tích bài Chiều tối

- Xuất xứ: Bài thơ được Bác viết trong một lần bị giải tù, vào lúc chiều tối, ở chốn rừng núi. Trong hõàn cảnh này, với người bình thường, sẽ dễ gây tâm trạng chán nản, buồn bực, nhưng với Bác, tứ thơ vẫn đến một cách tự nhiên.

- Ở hai câu thơ đầu, tuy Bác không trực tiếp miêu tả con người, nhưng hình ảnh con người vẫn hiện lên qua hai hình ảnh “cánh chim”“đám mây”: Chim mải miết bay về rùng “tìm chốn ngủ” còn mây như dừng lại trên bầu trời. Chú ý tâm trạng của Bác lúc này được thế hiện kín đáo qua hai chữ “cô vân”, nghĩa là có một chút lẻ loi, cô đơn, buồn vắng trong lòng người. Nỗi buồn ở đây là do hoàn cảnh: xa đất nước, bị tù đày lại vào lúc chiều tối ở nơi rừng núi.

- Hai câu thơ sau thể hiện được sự vận động của thời gian và không gian. Trong câu thơ bắt đầu xuất hiện hình ảnh con người: Cô gai xóm núi xay ngô. Đây chính là hình ảnh thật về con người lao động chứng tỏ sự gắn bó của người làm thơ với cuộc đời. Đặc biệt, cạnh đó, có hình ảnh bếp lửa rực hồng khẳng định niềm tin, ánh sáng mà ngứời đi đường phát hiện trong đêm tối.

Giữa cảnh (hoa) và người (Hồ Chí Minh) ở đây đã tìm được sự đồng cảm

- Từ hai câu thơ đầu đến hai câu sau, cho thấy sự vận động trong tâm hồn, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là sự vận động từ buồn đến vui, từ bóng tối ra ánh sáng, là “cuộc vượt ngục bằng tinh thần” của Bác.

3. Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm

- Cảnh chiều hôm được Hồ Chí Minh viết vào thời kì cuối, cách bài cuối cùng khoảng 20 bài. Thời kì này, do có điều kiện biết được tin tức trong nước cũng như thế giới, khát vọng tự do càng bùng lên mãnh liệt trong Người.

- hai câu đầu, con người được thể hiện qua tấm lòng yêu thiên nhiên, cảm thương cho đóa hoa hồng nở và rụng. Mặc dù, hiện tại còn bị giam giữ ở chốn ngục tù, nhưng trước cái đẹp phải chịu kiếp sống ngắn ngủi “sớm nở tối tàn” tâm hồn nhân văn và nghệ sĩ của người tù không thể lạnh lùng dửng dưng: tạo hóa có thể vô tình, nhưng Bác không vô tình.

- Tình yêu thương của Người không chỉ dùng lại ở sự cảm thông, chia sẻ, mà ở mức độ cao hơn, Người còn chỉ ra sự sống, còn tái sinh cho cái đẹp. Hai câu thơ sau cho thấy sự vận động bất ngờ của hình tượng thơ: Bông hoa chết đi, “linh hồn” của hoa khong chét, nó bay đi đòi sự sống. Nó không đến với tạo hóa vốn “vô tình”, nó đến với người til, vì đây là một người tù đặc biệt, có thể thông cảm và hiểu cho số phận nghiệt ngã của hoa.

- Giữa cảnh (hoa) và người (Hồ Chí Minh) ở đây đã tìm được sự đồng cảm. Hoa bất bình trước sự lạnh lùng, dửng dưng của tạo hóa, Người bất bình vì sự bất công vô lí của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bức “chân dung tự họa” ở đây đã thể hiện được cả hai phẩm chất thi sĩ và chiến sĩ của Bác.

Leave a Reply