Goethe, một nhà tư tưởng nổi tiếng của Đức có nói: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”. Đời có phải là một trường tranh đấu không? Theo anh (chị), giá trị của tranh đấu là gì

DÀN BÀI

1. Mở bài

- Đời là gì khó có thế định nghĩa. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp có một định nghĩa riêng.

- Con người và vạn vật muốn sinh tồn phải đấu tranh, một cuộc đấu tranh trường kì vĩ đại khiến Goethe khẳng định: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến dấu”.

2. Thân bài

- Chiến đấu là dùng vũ khí đánh nhau ở chiến trường giữa hai hoặc nhiều lực lượng.

- Tranh đấu hay đấu tranh là vận dụng tất cả các phương pháp để giành thắng lợi khi chiến đấu với đốì phương.

- Đời có phải là một trường tranh đấu không?

+ Nhìn vào thế giới tự nhiên, ta có thể nhận thấy trái đất là một trường chiến đấu vô cùng to lớn và khốc liệt: các sinh vật đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau để sinh tồn là lẽ tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé, loài mạnh thắng loài yếu.

+ Nhìn vào thế giới con người, trường tranh đấu lại càng ác liệt, gay go hơn:

- Con người phải tự đấu tranh với những thói hư tật xấu của bản thân. Thắng mười vạn quân không bằng tự thắng lấy mình.

- Đấu tranh với thiên nhiên: thiên tai, động vật hoang dã.

- Đấu tranh đau đớn nhất là đấu tranh với đồng loại, đẫm máu và nước mắt: đấu tranh chủng tộc, tôn giáo; chiến tranh thuộc địa, xâm lược; chiến tranh kinh tế.

+ Thế giới có thể có hoà bình nhưng không mất tính đấu tranh sinh tồn, con người luôn tồn tại và đấu tranh để giành quyền lợi cho bản thân.

+ Rõ ràng cuộc đời là một trường tranh đấu khắc nghiệt mà mỗi con người muốn tồn tại phải là một kẻ chiến đấu.

- Nhưng đâu là giá trị đích thực của tranh đấu?

Giá trị đích thực của đấu tranh là xây dựng đất nước tự do, độc lập, xã hội công bằng, văn minh, con người có cuộc sống no đủ và giàu lòng yêu thương, cần phải suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện câu nói “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”.

- Không thể lúc nào cũng hành động theo quy luật mạnh thắng, yếu thua. Sự sống không chỉ tồn tại ở sự tranh giành quyết liệt mà còn ở sự tương tác, hỗ trợ nhau để hai bên cùng có lợi.

- Khi nguyên tắc thương lượng hoà bình bị xem thường thì sự vùng dậy đấu tranh đế bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc là chính đáng và cần thiết.

- Đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại là lẽ tự nhiên nhưng chúng ta cần có lòng yêu thương, cần có giới hạn rõ ràng.

- Phải làm sao đế đạt được giá trị của đấu tranh?

+ Mỗi cá nhân phải làm chủ được bản thân, coi trọng lòng nhân ái.

+ Giàu lòng yêu thương, tôn trọng sự sống của muôn loài.

+ Chọn những người lãnh đạo có tài, có đức.

+ Mỗi cá nhân phải thấy rõ được giá trị của đấu tranh.

Chiến đấu là dùng vũ khí đánh nhau ở chiến trường giữa hai hoặc nhiều lực lượng

3. Kết bài

Giá trị của con người chỉ có khi con người ta có đạo đức, hành động theo chân, thiện, Mĩ, nhưng đế thực hiện được điều đó, con người phải luôn chiến đấu.

- Dũng như nhà tư tưởng Goethe đã nói: “Tôi Là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”. Chúng ta phải luôn đấu tranh mà quan trọng nhất là phải tự đấu tranh với chính mình để có được hạnh phúc.

BÀI LÀM

Đời là gì khó có thế định nghĩa, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp có một định nghĩa riêng cho mình. Thi nhân cho đời là giấc mộng. Triết gia, nhà văn cho đời là một sân khấu khổng lồ. Từ thực tế, Marc Aurèle cho rằng đời là đấu tranh. Con người, vạn vật muốn tồn tại phải đâu tranh, một cuộc đấu tranh trường kì vĩ đại khiến Goethe, một triết gia, nhà thơ nhìn vào mình, nhìn mỗi cá nhân để khẳng định: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”.

Iỉai chữ “chiến đấu” vốn đã quen thuộc với nhân dân ta từ ngàn xưa, chiến đấu là dùng vũ khí để đánh nhau ở chiến trường giữa hai hoặc nhiều lực lượng. Chiến đấu là dồn hết sức lực, tâm trí vào trận đánh quyết liệt. Từ xa xưa, khi đất nước rơi vào nạn ngoại xâm, khi “trời đất nổi cơn gió bụi” thì:

“Chàng từ sang đông sang khởi nẻo,

Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu,

Những người chinh chiến bấy lâu

Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây”.

(Chinh phụ ngẫm)

Từ già tới trẻ, từ gái tới trai, nhất là những chàng trai đã xông pha vào chiến trường khói lửa, hết lòng chiến đấu đề giữ yên bờ cõi. Đối với họ, tính mệnh không có gì quan trọng.

Ngày nay con người lại chiến đấu trên những chiến trường khác, chiến đấu trong công việc, học tập và trong cuộc sống của chính mình. Họ luôn chiến đấu không ngừng nghỉ để đạt được những mục đích cao hơn và đạt được mục tiêu của đời mình. Tranh đấu hay đấu tranh là vận dụng tất cả những phương pháp để giành thắng lợi khi chiến đấu với đô'i phương, có thể là đấu tranh chính trị, quân sự, kinh tế. Sống đời, con người, vạn vật luôn phải đấu tranh, chẳng vậy người ta nói đời là một trường tranh đấu.

Con người và vạn vật muốn sinh tồn phải đấu tranh

Nhìn vào thế giới tự nhiên bằng con mắt thực nghiệm của chính mình hay qua những phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể nhận ra rằng trái đất là một trường chiến đấu vô cùng to lớn và khắc nghiệt,mọi nơi, ở mọi loài, sự đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau để sinh tồn là lẽ tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé, chúa sơn lâm ăn thịt những loài non yếu, tất cả các sinh vật phải luôn lo âu, cảnh giác, tránh đụng chạm đề có một cuộc sống bình yên, đế không trở thành một con mồi ngon cho những loài khác. Thế giới động vật phức tạp, ác liệt và luôn phải đấu tranh, chống chọi nhau đế’ sinh tồn. Chúng phải luôn tìm kiếm và chiếm lĩnh cho mình một lãnh thồ riêng, phải dựa vào lợi thế của bản thân để giữ sự sống cho chính mình. Loài nào sức yếu, không biết tìm cho mình những lợi thế riêng thì ắt hẳn sẽ thất bại. Hàng ngày, trong thế giới hoang dã ấy đã có bao nhiêu cuộc chiến đầm máu đã xảy ra và kết cục, phần thắng luôn nghiêng về loài mạnh, loài có nhiều mưu trí hơn. Dó dường như đã trờ thành một quy luật chung không thể nào thay đổi. Thế giới tự nhiên đã gay go. phức tạp, nhìn vào thế giới con người ta càng choáng ngợp trước sự khốc liệt của nó.

Trước hết, con người phải đấu tranh với chính bản thân mình, đấu tranh với những thói hư, tật xấu, phải biết nhìn nhận những việc sai trái để tự sửa đổi chính mình. Ngày nay, khi xả hội ngày càng phát triển và văn minh thì những tệ nạn xã hội, những cạm bẫy ngày càng nhiều: ma tuý, mại dâm, rượu chè, cờ bạc... xuất hiện ở mọi nơi và có một sức quyến rũ kì lạ. Nó lôi kéo, cuốn hút, đẩy con người vào bóng dêm cuộc đời, nó nhấn chìm con người vào hố sâu của tội lỗi. Vì thế mỗi chúng ta cần phải có một ý chí, nghị lực phi thường mới có thể chiến thắng được chúng. Nhìn vào những cánh cửa trại giam, những trung tâm cai nghiện, những trại giáo huấn, lòng người như quặn thắt trước những mảnh đời đã trót lầm lỗi. Những gương mặt non nớt, những thân hình gầy gò phải vùi cả tuổi trẻ - khoảng thời gian đẹp nhất của đời mình vào một nơi buồn chán, tẻ nhạt, phải mang theo suốt cuộc đời một vết đen không thề xoá nhoà, một định kiến sâu sắc của xã hội.

Phải nói rằng thắng mười vạn quân không bằng tự thắng lấy mình. Với quân địch, ta có thế nắm được Ưu nhược điểm đế có phương pháp chiến đấu thích hợp nhưng với chính bản thân mình, liệu rằng ta có thể thấy được nhược điểm của mình và có đù ý chí, kiên trì đế khấc phục những nhược điếm ấy, đó là một điều cực kì khó khăn, gian khổ mà không phải ai cùng làm được.

Sống giữa vũ trụ bao la, con người phải đấu tranh với thiên nhiên đế có thê sinh tồn. Hạn hán, lũ lụt, núi lứa, dộng đất... xảy ra liên miên, nó phá hoại mùa màng, nhà cửa, cơ sở vật chất, cướp đi bao tính mạng, tiền của, đế lại những nỗi đau không bao giờ nguôi. Thiên nhiên khắc nghiệt nhưng con người phải luôn chiến đấu, phải vượt qua bệnh tật, những nỗi buồn đau đê gây dựng lại tất cả. Gây dựng rồi mất, mất rồi gây dựng, con người phải luôn bền bỉ đấu tranh với phong ba bão táp để duy trì và bảo vệ cuộc sống cho riêng mình. Cơn bão NAGIS ớ Trung Quốc (năm 2008) đã cướp đi sinh mạng của hơn chục ngàn người, tất cả các cơ sở vật chất ở Tứ Xuyên đều đố nát, những người dân nơi ấy chỉ còn lại đôi bàn tay trắng, mất nhà cửa, thậm chí mất luôn cả những người thân yêu. Dù đau đớn, xót xa nhưng con người không thế đứng nhìn, không thể mãi luyến tiếc, con người càng phải cố gắng, nỗ lực vượt qua nỗi đau để khắc phục hậu quả thiên tai.

Con người luôn đấu tranh nhưng đau đớn nhất là phải đấu tranh với đồng loại, những cuộc dấu tranh đẫm máu và nước mắt làm chúng ta chua xót. Đấu tranh chúng tộc, tôn giáo giữa các nước, các vùng: người thuộc chủng tộc Đức đã tàn sát không nương tay người Do Thái, người da trắng và da đen ở Nam Phi, người Xecbi và người theo đạo IIồi ở Boxnia, bộ tộc Hutu và Tutxi ở Rwanda... Chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai giữa các nước tư bản đề tranh giành thuộc địa đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề về sức người và sức của, bao nhiêu máu phải chảy là bấy nhiêu nước mắt phải rơi vì những cuộc chiên tranh phi nghĩa ấy. Không chỉ thé, cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm (chống thực dân Pháp, chông đế quốc Mĩ) của nhản dân ta cũng vô cùng khắc nghiệt. Những con người hiền lành, những đứa tre vô tội phải chịu bao đau đớn, khổ cực và ngay đến ngày hôm nay, tàn tích của chiên tranh vẫn còn lại, mãi là một nỗi đau âm ỉ trong lòng người Việt Nam.

Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu

Không chi có những cuộc chiến tranh xâm lược mà những cuộc chiến tranh kinh tế cũng xảy ra liên miên: Mĩ bao vây, cấm vận đất nước Cu Ba; Liên hợp quốc bao vây kinh tế ĩrắc... Để giành được quyền lợi về phía mình, dường như trong tất cả các lĩnh vực đều có các cuộc dấu tranh và chúng diễn ra vô cùng ác liệt.

Thế giới có thể có hoà binh nhưng không thể mất đi tính sinh tồn, con người tồn tại và luôn đấu tranh để giành quyền lợi cho bản thân: đâu tranh giữa chủ thợ, giữa các cõng t.i..., chỉ khi nào con người và vạn vật không còn tồn tại thì các cuộc đấu tranh mới chain dứt. Rõ ràng đời là một trường tranh đấu khắc nghiệt mà mỗi con người muốn tồn tại phái là một kẻ chiến đấu, phải luôn đâu tranh để khẳng định giá trị cúa bản thân và giành quyền lợi cho mình.

“Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến dấu”, câu nói trên hoàn toàn chính xác trong mọi hoàn cảnh. Giá trị đích thực của dấu tranh là xây dựng một đất nước tự do, độc lập, xã hội công bằng, văn minh, con người có cuộc sống no đủ và giàu lòng yêu thương. Trong cuộc sống, phải biết nhường nhịn, không phải lúc nào cũng chiến đấu, tàn nhẫn, chúng ta cần phải cân nhắc trước hành động của mình để tránh gây ra những điều phái hối tiếc. Con người không thế lúc nào cũng hành động theo quy luật mạnh thắng yếu thua, chúng ta phải nhìn xa nhìn rộng, không thể nhẫn tâm chà đạp lên nỗi dau của người khác, dẩy họ vào ngõ cụt. Sự sống không chỉ tồn tại ở sự tranh giành khốc liệt mà còn ở sự tương tác hỗ trợ để hai bên cùng có lợi. Nhưng chúng ta phái nhận ra một diều rằng khi nguyên tắc thương lượng hoà bình bị xem thường thì sự vùng dậy đế đấu tranh bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc là điều chính đáng và cần thiết. Cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta là hoàn toàn chính đáng, là một cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Dấu tranh với thiên nhiên để tồn tại là một lẽ tự nhiên nhưng chúng ta cần phải có lòng yêu thương, cần có giới hạn rõ ràng. Với thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ta phải chinh phục nó với sự tính toán chi li, kĩ càng, không để sai sót đáng tiếc xảy ra. Với các loài động vật, chúng ta chỉ giết chúng khi thật sự cần thiết để tồn tại, không nên sát hại, hành hạ chúng chỉ vì thú vui chơi bình thường, thoả mãn sự thích thú của bản thân. Mỗi chúng ta phải ý thức được rằng, thiên nhiên tô điểm cho con người, nó đem lại những vẻ đẹp thuần khiết, chúng ta phải bảo vệ chứ không được huỷ diệt chúng.

Mỗi cá nhân phải làm chủ được bản thân, coi trọng lòng nhân ái, mở rộng lòng yêu thương và tôn trọng sự sống của muôn loài. Hãy lựa chọn đúng đắn những người lãnh đạo có tài, có đức đế đạt được những giá trị đích thực của đấu tranh.

Giá trị của con người chỉ có khi con người có đạo đức, hành động theo chân, thiện, Mĩ nhưng đế thực hiện được điều đó, con người phải luôn chiến đấu. Đúng như nhà tư tưởng Goethe đã nói “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu”. Chúng ta phải luôn đấu tranh mà quan trọng nhất là phải đâu tranh với bản thân mình để có được hạnh phúc

Leave a Reply