Hãy làm rõ tính bi kịch và ý nghĩa nhân văn cao cả trong sự lựa chọn của Hồn Trương Ba ở cuối vở kịch

Lựa chọn cho mình cái chết, chết hẳn, tan vào trong cõi hư vô, để không phải sống giả dối, để vẫn còn một ông Trương Ba làm vườn hiền lành lương thiện, thanh cao trong tâm trí của mọi người, đó là sự lựa chọn đau xót nhưng sáng suốt cao cả. Ở cao trào này của vở kịch, câu hỏi "sống hay không sống" từng day dứt Hăm-lét của sếch-xpi-a, nay lại được đặt ra một cách bức xúc và thấm thìa với nhân vật hồn Trương Ba. Nếu Hăm-lét đã lựa chọn sống là đối mặt với những thế lực bạo tàn, chống lại cái ác, dù có phải hi sinh tính mạng, thì hoàn cảnh của Trương Ba lại buộc nhân vật phải chấp nhận cái chết để bảo toàn được nhân cách nguyên vẹn của mình, để không phải sống giả dối bởi vì: Không thể sống với hất cứ giá nào được... Có những cái giá quá đắt, không thế trả được... Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Trước Trương Ba, lão Hạc của Nam Cao để bảo toàn nhân cách của một người cha, một người lương thiện cũng đã phải tìm đến cái chết đau đớn bằng bả chó. Cuộc đấu tranh của con người với hoàn cảnh và với chính mình để được sống thực là mình, vẫn cứ là một cuộc đấu tranh cam go và đầy những bi kịch. Nhưng nếu không có những con người bi kịch ấy, thì liệu loài người có còn là mình, là nhân loại nữa không?

Hồn Trương Ba

Leave a Reply