Hãy làm rõ tính chất sử thi của truyện Rừng xà nu, qua đề tài và chủ đề, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu

Cần nhớ lại đặc điểm khuynh hướng sử thi của văn học giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 được trình bày trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, rồi vận dụng phân tích những biểu hiện của tính chất sử thi trong truyện ngắn này theo các phương diện đã nêu ở đề bài.

- Về đề tài: Tác phẩm sử thi thường không quan tâm đến nhưng vấn đề của đời sống cá nhân, riêng tư hay sinh hoạt thế sự, mà chủ yếu hướng vào hệ đề tài lịch sử, cộng đồng, số phận dân tộc và nhân dân. Đề tài của truyện là số phận và con đường giải phóng của Tnú và dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Đó chính là nét tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc. Trong truyện cũng có câu chuyện về tình yêu của Tnú và Mai, nhưng thực chất truyện không khai thác đề tài đời tư, mà chuyện cuộc đời Tnú được thể hiện như là điển hình cho số phận và con đường của cả cộng đồng, đi từ đau thương, bị kẻ thù chà đạp, đến quật khởi đấu tranh giành lấy quyền sống tự do. Số phận của cá nhân hoàn toàn thông nhất với số phận của cộng đồng.

Truyện Rừng xà nu

- Chủ đề của truyện ngắn này được phát ngôn trực tiếp qua lời nhân vật cụ Mết - người đại diện cho truyền thông cộng đồng: nhớ lấy ghi lấy... mình phải cầm giáo!. Đó là chân lí về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng. Chủ đề ấy thể hiện nội dung sử thi của tác phẩm, chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng và cả hệ thống ngôn ngữ, giọng điệu.

Leave a Reply