Hãy phân tích đoạn trích Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng! để làm nổi rõ tính kịch và tư tưởng của Si - le trong vở Âm mưu và tình yêu của Si - le

Như một người hấp hối yêu cuộc đời mình sắp mất; khi đã bị tước đoạt tự do và dân chủ, người ta mới cuống cuồng đấu tranh cho những gì mình đã từng có... Cuộc đời cứ lặng lẽ trôi theo những dòng chảy nghịch lí như thế. Bảy năm trong một chế độ nhà trường khắc nghiệt và tàn ác không những không làm dịu đi ngọn lửa trong một con người mà trái lại càng làm cho nó bùng lên dữ dội. Bảy năm một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi trong suốt một thế kỉ ốm yếu “chết tiệt” nhưng cũng đủ hâm nóng một con tim tràn đầy nhiệt huyết và làm nảy nở một thiên tài. Ngòi bút của Si-le, thiên tài của Si-le đã ra đời trong hoàn cảnh của một nước Đức đang chìm đắm trong bóng đêm của chế độ phong kiến mà nhất thiết, phải có người khơi gợi những gì tất yếu thuộc về nền tảng của đạo đức và chân lí.

Cái gì thuốc thang không chữa lành thì đã có sắt, sắt không chữa được thì đã có lửa

Là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trái tim hừng hực khát vọng tự do và ý chí quật cường, Âm mưu và tình yêu của Si-le dường như sẽ tồn tại vĩnh hằng. Trong bối cảnh nhỏ của sàn diễn, tất cả những điều tốt đẹp nhất và xấu xa nhất của xã hội cùng hiện hữu bên nhau. Hình ảnh một nước Đức rối ren và đầy phức tạp được thu nhỏ trước mắt người xem. ở đây, người ta có thể cùng sống hết mình với tình yêu cao cả của đôi trai tài gái sắc Fec-đi-năng và Luy-dơ hay nguyền rủa với những lời thậm tệ nhất về âm mưu thâm độc của tên tể tướng gian ác Fôn Van-te mà có lẽ, ngoài hiện thực, muốn được một ngày sống hết mình như thế, người ta phải coi lại tấm gương tù đày của Si-le trước khi mở miệng.

Với hàng loạt xung dột kịch diễn ra gay gắt giũa hai lực lượng đối địch, phải nói, tài năng của Si-le đã được chứng tỏ một cách rõ nét nhất. Mỗi hành động, cử chỉ, lời thoại của nhân vật như đều được sắp xếp hoàn hảo. Mọi chi tiết đời thường lên sàn diễn đều ánh lên tư tưởng, quan điểm triết lí của một nhà xã hội học bậc thầy. Kịch bản của Si-le dường như trọn vẹn đến từng đoạn trích. Mỗi mảng là một màn kịch nhỏ kết cấu chặt chẽ với năm bước của trình độ nghệ thuật kịch mẫu mực. Đoạn trích Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng? Thật là ngang trái. Nó có sự góp mặt của số đông nhân vật trong một bối cảnh nhỏ hẹp tại nhà nhạc công Mi-le là bước giới thiệu đầu tiên: giao đãi. Trong không gian ấy, tất cả nhân vật chủ chốt của vở kịch đều xuất hiện với sự xung đột sẵn có. Luy-dơ, nhân vật chính của màn diễn ngã ngất trong tay người yêu. Sự yếu đuối và nhỏ bé của người yêu là nguyên nhân tất yếu để thúc đẩy xung đột phát triển. Đó sự can thiệp của Fecdinang. Sự tương quan lực lượng quá chềnh lệch.

Một tể tướng Van-te hùng hổ, dữ dội với đội quân pháp đình đông đảo trước một tiểu gia đình nhạc công Mi-le quá nhỏ bé. Bà mẹ Luy-dơ già nua chỉ biết quỳ sụp bên chân tể tướng và người chồng bất lực nhìn vợ con mình bị sỉ nhục. Phec-đi- năng hiểu mình phăi làm gì trong hoàn cảnh ấy. Sự ra mặt của chàng không khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Cao trào của cuộc đối đầu được mở ra với tình huống xung đột đã tới hồi căng thẳng cần giải quyết. Fecdinang giận dữ đứng ngăn giữa Luy-dơ và nhân viền pháp đình. Vũ khí đầu tiền bảo vệ tình yêu chỉ là chuôi kiếm. Fecdinang hướng sự tấn công vào lực lượng đối địch nhất thời là nhân viên pháp đình, đồng thòi mở lời van “xin cha hãy nghĩ đến bản thân cha. Cha ơi, đừng dồn ép con thêm nữa”. Rõ ràng chàng còn hi vọng vào tình phụ tử. Fecdinang chưa hề van xin cha. Biết đâu... Phải công nhận Si-le cố tài xây dụng hành động kịch hết sức chặt chẽ, các tình huống đan kết vào nhau một cách kheo léo và được dẫn dắt hợp logic. Tể tướng Fôn đáp trả lại sự chờ đọi của con trai chỉ bằng sự đe dọa với các nhân viên pháp đình. Sức mạnh uy quyền trong tay ông được vận dụng một cách triệt để. Điều đó chỉ đem lại cho Fecdinang sự căm hận tột cùng. Chằng như không còn tự kiềm chế được mình: “Hãy thương tiểc lấy cha, đừng dồn ép con đến chỗ đường cùng, cha ơi“ Có lẽ là lời cảnh cáo đầu tiên của đứa con hiếu thảo bị dồn ép vào bước đường cùng. Tể tướng sinh ra con nhưng lại không thể hiểu được con, nhất là trong hoàn cảnh này, uy quyền chỉ có thể làm ông mất đi tất cả. Ngọn lủa trong lòng Fecdinang đang sùng sục cháy mà vẫn không thiêu rụi được cây đại thụ Fôn Van-te. Bỏ ngoài tai lời thỉnh cầu và sự hùng hổ của con trai, ông vẫn giục lũ người ào ạt tiến lên. Khả năng tạo những nhân vật khơi gợi sự bùng nổ của Si-le đã thành công trong trường hợp này. Thái độ khiêu khích và cố chấp của tể tướng đẩy xung đột lên tận cùng, diễn tiến sự kiện dồn dập hơn. Người xem căng thẳng hồi hộp theo tùng hành động của nhân vật. "Việc giằng lấy Luy - dơ giao cho một nhân viên pháp đình” của tể tướng đã làm ngọn lửa hận thù bốc cao hơn. Fecdinang cay đắng buông lời mặt sát cha. Hình như chàng đã cố gắng lắm mới buông lời nói đó. Hoàn cảnh thúc ép, nghịch cảnh đã biến một đứa con hết mực thương cha thành kẻ bất hiếu. Fecdinang định nói tất cả những gì mình đã biết để cúu vãn tình thế nhưng còn danh giá gia đình, danh dự của cha. Là trí Fecdinang vẫn còn vẫn còn khối óc của một đứa con có trách nhiệm với gia đình chàng sẽ im lặng, biết đâu sự hi sinh của chàng sẽ làm cha đổi ý. Ý niệm cùng hủy hoại bản thân với người yêu đã từng làm biết bao người cha khác chùn bước. Người ta có thể làm tất cả mọi hành động tàn ác nhất, nhưng hổ nào lại nỡ ăn thịt con. Song, tể tướng Fôn Van-te dường như được tạo từ chất thép lạnh, ông không hề rung cảm trước nguy cơ vĩnh viễn mất đi đứa con yêu dấu.

Bão táp đã dâng lên, nhưng thành quách vẫn kiên trì chống đối. Hai con hổ trong trận gườm nhau từng giây một. Tể tướng vẫn không thay dổi ý định trước mũi kiếm chực đâm vào hình hài mà mình tùng ấp ủ. Fecdinang ba lần đe dọa hủy mình cũng là ba lần tể tướng buông lời khích bác. Tính cách nhân vật cọ xát trên sàn diên tạo nên những tình huống kịch ghê gớm. Bầu không khí khẩn trương đến tột độ. Bão biển đã trở thành con sóng thần, chực chờ vồ vập nuốt chửng tất cả. Rõ ràng Phecđinăng đã dùng hết mọi phương diện của một con người và bây giờ chàng đã thật sự “dùng đến thủ đoạn của loài ma quỷ”. Hành vi của chàng không đúng vcd phong cách của ngực quân tử nhưng trong tình cảnh này, không còn con đường nào để chọn. Đó là đòn sấm sét cuối cùng, hoặc sẽ quật ngã đối phương, hoặc chính chàng sẽ bị dòng điện đó phản tác dụng. Sự đột biến trong hành động của Fecdinang được Si-le xây dựng như một hiện tượng toàn mĩ, đòn quyết định của chàng đã được tung đúng lúc và dứng lại đúng nơi cần thiết. Chính sự dùng lại hợp lí đó đã làm cho tể tướng “như bị sét đánh”. Nó đủ sức giải tỏa mọi xung đột và cởi nút cho vở kịch đang hồi gay cấn.

Tác phẩm của Si-le là bản hùng ca về nhũng con người không khuất phục bạo quyền

Trong một thói gian dài, kịch của Si-le tồn tại ở vị trí số một và được xem là khuôn mau tiêu biểu cho tính kịch. Sự đánh giá ấy xét ở chùng mực nhất định, đã phản ánh được thiên tài của Si-le. Tác phẩm của ông ra đời không đon thuần chỉ để thỏa mãn thị hiếu nghệ thuật, mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật đều là bản tuyên ngôn nóng bỏng phục vụ cho lí tường của tác giả và thời đại. Tuy nhiên xét cho cùng, dường như, tất cả các nhân vật của ông đều tùa tựa như nhau. Dù đó là một thiếu tá Fecđinăng đang phục vụ cho triều đình hay một Cac Moorơ là hiện thân của tên cướp thì cả hai đều là những con người ngoan cường chống bạo quyền. Họ vì tình yêu cao cả mà chống lại âm mưu quỷ quyệt, vì trật tự xã hội xấu xa mà đi làm ăn cướp. Cả hai đều mang đậm tính khái quát xã hội, là loa phát ngôn cho tư tưởng Si-le. Khuynh hướng đấu tranh xã hội của họ rất mạnh mẽ, quyết liệt nhưng xét về tính cá thể hóa lại có phần nào trở nên mờ nhạt, công thức. Phecđinăng là hiện thân của con người lí tưởng, rất đẹp đẽ và cao cả. Chàng đấu tranh không phải vì lợi ích cá nhân thấp hèn mà vì tự do, vì hạnh phúc, vì công lí. Đó cũng là bản chất thời đại của thanh niên trong phong trào “Bão táp và xung kích”. Trong họ dạt dào sức sống mãnh liệt, ý chí quật cường và tính cách sùng sục như núi lủa sẵn sàng thiêu đốt tất cả bạo lực cường quyền. Họ là sức mạnh của thời đại mang tính chiến đấu cao, là nhũng luồng bão táp xô ngã chế độ phong kiến già cỗi lỗi thời và tàn bạo. Họ dọn đường cho những tư tưởng mới thức thời hơn, tân bién hơn và dan chủ hơn. Đó là những ìửiân vật chung của xã hội, cái tôi bản ngã của họ bị che lấp hoàn toàn bởi cái tôi tốt đẹp của Si-le. ở họ chúng ta khó tìm thấy một chút suy tư, dằn vặt của đời sống cá nhân vặt vãnh. Họ trừu tượng và đơn giản như nhau. Cho nên các nhân vật của Si-le hầu hết đều không để lại ấn tượng cụ thể mặc dù đã không ít người trong số họ đã tùng gây xúc động trong lòng người xem và được xem như là hình tượng đẹp trong nền văn học thế giới. Đó là nhũng nhân vật của riêng Si-le, được xây dựng theo kiểu Si-le và mang dấu ấn riêng của thiền tài Si-le.

Tác phẩm của Si-le là bản hùng ca về nhũng con người không khuất phục bạo quyền. Họ can đảm đứng lên bảo vệ quyền lợi cho dân tộc mình, giai cấp mình không bằng bạo lực mà bằng đầu óc. Fecdinang vẫn có thể chống cha mình bằng mũi kiếm, bằng sự giết chóc. Nhưng Si-le đã không cho phép nhân vật của mình làm như thế. Fecdinang phải đánh gục cha mình bằng chính những tội lỗi do ông tạo nên. Đó chính là cách trả thù thông minh và sâu sắc nhất. Và hành động ấy cũng là biểu tượng hùng hồn nhất cho tư tưởng không muốn dùng bạo lực của Si-le, cho sự mờ nhạt của triết lí bất hủ: “Cái gì thuốc thang không chữa lành thì đã có sắt, sắt không chữa được thì đã có lửa” mà một thời Si-le tôn sùng để chữa chứng bệnh nan y cho xã hội.

Leave a Reply